Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
Admin (730)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
whitehat (313)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
RongK9 (204)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
Blogsoft (171)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
lightspeed (154)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
kosak1213 (112)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
thaikiet (54)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
TOPIC SINH HỌC 11  Vote_lcapTOPIC SINH HỌC 11  Voting_barTOPIC SINH HỌC 11  Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

TOPIC SINH HỌC 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:43 am

ĐÂY LÀ NHỮNG KIẾN THỨC SINH HỌC NÂNG CAO ĐƯỢC TÓM TẮT, Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Các bạn có thể coi nó là 1 cuốn sổ tay sinh học, vì nó tóm tắt rất đầy đủ và chính xác nội dung của môn sinh học 11. TOPIC SINH HỌC 11  290167 Theo kinh nghiệm của mình thì nếu các bạn có nó thì chắc chắn các bạn sẽ có thể làm mưa gió trong lớp!!!!. SHARE TOPIC SINH HỌC 11  960931




CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT


Bài 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT


I.
VAI TRÒ CUẢ NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT

1. Các dạng nước trong cây và vai trò cuả nó
- Trong cây có 2 dạng nước chính: nước tự do và nước liên kết.
- Nước tự do: chứa trong các thành phần cuả tế bào, trong các khoảng
gian bào, trong các mạch dẫn… không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng
liên kết hoá học.
*Vai trò: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cuả cơ thể khi thoát hơi nước,
tham gia một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt cuả chất NS, giúp quá
trình TĐC diễn ra bình thường trong cơ thể.
- Nước liên kết: liên kết với các phần tử khác trong tế bào. Mất các đặc
tính lí, hoá , sinh học cuả nước.
*Vai trò: đảm bảo độ bền vững cuả hệ thống keo trong chất nguyên sinh
cuả tế bào.
2. Nhu cầu nước đối với thực vật
Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống cuả nó.
VD: Một cây ngô tiêu thụ 200kg nước, một hécta ngô trong suốt thời kỳ sinh
trưởng đã cần tới 8000 tấn nước. Để tổng hợp 1g chất khô, các cây khác nhau cần
từ 200g đến 600g nước.
II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ
1. Đặc điểm cuả bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
- Cơ quan hút nước cuả cây là rễ.
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành, trên mỗi mm2 bề mặt rễ lại có tới hàng trăm
lông hút (hình thành từ tế bào biểu bì rễ)
- Các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt có trong đất được lông
hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thầm thấu.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ
Hai con đường:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào.
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
3. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân
- Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ cuả rễ theo cơ chế thẩm thấu.
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
- Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN
1. Đặc điểm cuả con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ
rễ lên lá.
- Chiều cuả cột nước phụ thuộc vào chiều dài cuả thân cây.
2. Con đường vận chuyển nước ở thân
- Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc
vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân
- Lực hút cuả lá (do quá trình thoát hơi nước)
- Lực đẩy cuả rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân
tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).






Bài 2: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tiếp theo)

IV. THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
1. Ý nghĩa sự thoát hơi nước
- Thoát hơi nước là động lực trên cuả quá trình hút nước.
- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào
lá , đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện bình thường.
2. Con đường thoát hơi nước ở lá
a) Con đường qua khí khổng
Đặc điểm:
- Vận tốc lớn
- Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
b) Con đường qua bề mặt lá – qua cutin
Đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ
- Không được điều chỉnh
3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước.
a) Các phản ứng đóng mở khí khổng:
- Phản ứng mở quang chủ động
- Phản ứng đóng thủy chủ động
b) Cơ chế đóng mở khí khổng:
Khí khổng gồm có 2 tế bào đóng (tb kèm). Mép trong cuả tế bào khí khổng rất
dày, mép ngoài mỏng, do đó:
- Khi tế bào khí khổng trương nước khí khổng mở rất nhanh.
- Khi tế bào khí khổng mất nước khí khổng đóng lại cũng rất nhanh.
* Nguyên nhân:
+ Khi cây chiếu sáng, lục lạp trong tế bào tiến hành QH làm thay đổi nồng độ
CO2 và pH. Kết quả, hàm lượng đường tăng -> tăng áp suất thẩm thấu trong tế
bào -> 2 tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở ra.
+ Hoạt động cuả các bơn iôn ở tế bào khí khổng -> làm thay đổi áp suất thẩm
thấu và sức trương nước cuả tế bào.
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng lên -> kích
thích các bơm iôn hoạt động -> các kênh iôn mở -> các iôn bị hút ra khỏi
tế bào khí khổng -> áp suất thẩm thấu giảm -> sức trương nước giảm ->
khí khổng đóng.
V. ẢNH HƯỞNG CUẢ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC
1. Ánh sáng: Là tác nhân gây mở khí khổng
2. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới cả 2 quá trình: hấp thụ nước ở rễ và
thoát hơi nước ở lá.
3. Độ ẩm đất và không khí
- Độ ẩm đất càng cao thì sự hấp thụ nước càng tốt.
- Độ ẩm không khí càng thấp thì sự thoát hơi nước càng mạnh.
4. Dinh dưỡng khoáng
Hàm lượng các chất trong đất ảnh hưởng đến:
- Sự sinh trưởng cuả hệ rễ
- Áp suất thẩm thấu cuả dung dịch đất.
VI. CƠ SỞ KHOA HỌC CUẢ VIỆC TƯỚI NƯỚC HỢP LÝ CHO CÂY
1. Cân bằng nước cuả cây trồng
* Cân bằng nước: là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và
quá trình thoát hơi nước.
2. Tưới nước hợp lí cho cây
- Khi nào cần tưới nước?Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lý về
chế độ nước cuả cây trồng: sức hút nước cuả lá, nồng độ áp suất thẩm thấu cuả
dịch bào, trạng thái cuả khí khổng, cường độ hô hấp cuả lá … để xác định thời
điểm cần tưới nước.
- Lượng nước cần tưới là bao nhiêu? Căn cứ vào nhu cầu cuả từng
loại cây, tính chất vật lý, hoá học cuả từng loại đất và đk môi trường cụ thể.
- Cách tưới như thế nào? Phụ thuộc vào nhóm cây trồng khác nhau
và phụ thuộc vào các loại đất.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:45 am

Có thể trong quá trình post bài có 1 số lỗi như xuống dòng hay gạch đầu dòng, các bạn chép về và dán vào word sau đó sữa lỗi, mong các bạn thông cảm




Bài 3: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT


I. SỰ HẤP THỤ CÁC NGUYÊN
TỐ KHOÁNG

1. Hấp thụ thụ động
- Các nguyên tố khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ nồng độ từ cao đến
thấp.
- Các iôn khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
- Các iôn khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với
nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dd đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
2. Hấp thụ chủ động
- Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động. Tính chủ
động được thể hiện ở tính thấm chọn lọc cuả màng sinh chất và các chất khoáng
cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy luật khuếch tán, nghĩa là nó
vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ. Vì cách hấp thụ
này mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần có sự tham gia cuả
ATP và chất mang.
II. VAI TRÒ CUẢ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT
1. Vai trò cuả các nguyên tố đại lượng
- Vai trò cấu trúc tế bào
- Là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử.
- Ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất NS.
2. Vai trò cuả các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng
- Là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim.
- Hoạt hoá cho các enzim.
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất
cơ kim). Hợp chất này có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
VD:
- Cu trong xitôcrôm
- Fe trong EDTA (êtilen đimêtyl têtra axêtíc)
- Co trong vitamin B12


Bài 4: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT (tt)



III. VAI TRÒ CUẢ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT
1. Nguồn nitơ cho cây
- Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:
+ N2 cuả khí bị oxi hoá dưới điều kiện to, áp suất cao.
+ Quá trình cố định nitơ khí quyển.
+ Quá trình phân giải cuả các vi sinh vật.
+ Nguồn phân bón dưới dạng amôn và nitrat.
2. Vai trò cuả nitơ đối với đời sống thực vật
- Nitơ đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển cuả cây trồng.
Nó quyết định đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
- Nitơ có trong thành phần cuả hầu hết các chất trong cây: prôtêin, axit
nuclêic, các sắc tố quang hợp, ADP, ATP
==> Nitơ vừa có vai trò cấu trúc vừa tham gia vào quá trình chuyển hoá vật
chất và năng lượng.
IV. QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ KHÍ QUYỂN
- Thực chất: Đây là quá trình khử nitơ khí quyển thành dạng nitơ amôn: N2 ->
NH4+
- Đối tượng thực hiện:
+ Các vi khuẩn tự do: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, …
+ Các vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena
azollae
trong bèo hoa dâu.
- Cơ chế (tóm tắt): SGK
V. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITƠ TRONG CÂY
1. Quá trình khử NO3-
- Quá trình khử nitrát (NO3-):
NO3- ==> NO2- ==> NH4+ với sự tham gia cuả các enzim khử reductaza.
NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- ==> NO2- + NAD(P)+ + H2O
NO2- + 6 Feređoxin khử + 8H+ + 6e- ==> NH4+ + 2H2O
2. Quá trình đồng hoá NH3 trong cây
- Quá trình hô hấp cuả cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi
nitơ, các axit này thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
Có 4 phản ứng:
- Axit pyruvic + NH3 + 2H+ ==> Alanin + H2O
- Axit α xêtôglutaric + NH3 + 2H+ ==> Glutamin + H2O
- Axit fumaric + NH3 ==> Aspatic
- Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+ ==> Aspactic






Bài 5: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT (tt)


IV. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và
nitơ:

1. Ánh sáng:
Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng thông qua quá trình quang hợp và trao
đổi nước của cây
2. độ ẩm của đất:
- Nước tự do trong đất giúp hoà tan ion khoáng
- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp xúc và hút bám của rễ
3. Nhiệt độ:
Khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, thì quá trình hấp thụ chất
khoáng và nitơ tăng
4. Độ pH của đất:
- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng
- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất khoáng của rễ
- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5
5. Độ thoáng khí:
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.
- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận nước
và các chất dinh dưỡng
II. Bón phân hợp lý: 1. Lượng phân bónTOPIC SINH HỌC 11  Clip_image001SGK) 2. Thời kỳ bón phânTOPIC SINH HỌC 11  Clip_image001SGK) 3. Cách bón phân: (SGK) 4.
loại phân bónTOPIC SINH HỌC 11  Clip_image001SGK)




Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:45 am

Bài 7: QUANG HỢP


I. VAI TRÒ CUẢ QUANG HỢP
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ
(CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố ở thực vật.
- Vai trò cuả quang hợp:
1. Tạo chất hữu cơ
- Quang hợp tạo ra hầu hết toàn bộ các chất hữu cơ trên Trái Đất.
2. Tích lũy năng lượng
- Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống cuả các SV trên TĐ
(ATP) đều được biến đổi từ năng lượng ánh sang mặt trời nhờ QH.
3. Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển
- Nhờ QH mà tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển được cân bằng (CO2: 0,03%, O2: 21%)
II. BỘ MÁY QUANG HỢP
1. Lá – Cơ quan quang hợp
- Lá có dạng bản mỏng
- Luôn hướng về phiá có ánh sáng
- Cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp
2. Lục lạp – Bào quan thực hiện chức năng quang hợp
- Hạt (Grana): Nơi thực hiện pha sáng cuả QH. Grana gồm:
+ Các tilacôit: chứa hệ sắc tố
+ Các chất chuyền điện tử
+ Trung tâm phản ứng
- Chất nền (Strôma): Nơi thực hiện pha tối cuả QH, gồm:
+ Thể keo có độ nhớt cao trong suốt
+ Chứa nhiều enzim cacboxi hoá.
3. Hệ sắc tố quang hợp
a) Các nhóm sắc tố:
- Nhóm sắc tố chính (diệp lục):
+ Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
+ Diệp lục b: C55H70O6N4Mg
- Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit):
+ Carôten: C40H56
+ Xantôphy: C40H56On (n:1+6)
b) Vai trò cuả các nhóm sắc tố trong quang hợp
- Nhóm diệp lục: Hấp thu ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng sanh tím,
chuyển năng lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li nước và
các phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH.
- Nhóm carôtenôit: sau khi hấp thụ ánh sáng, đã chuyển năng lượng thu
được cho diệp lục.


Bài 8: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT


I. KHÁI NIỆM VỀ HAI PHA CUẢ QUANG
HỢP

- Pha sáng:
+ Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng.
+ Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và
NADPH đồng thời giải phóng CO2.
- Pha tối:
+ Pha tồi gồm các phản ứng không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Pha tối là pha khử CO2 bằng ATP và NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ.
II. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
1. Pha sáng
- Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và
NADPH, đồng thời giải phóng CO2.
- Năng lượng cuả các photon kích thích hệ sắc tố thực vật:
chdl + hv <-> chdl* <-> chdl**
chdl: trạng thái bình thường
chdl*: trạng thái kích thíc
chdl**: trạng thái bền thứ cấp
- Chất diệp lục ở trạng thái chdl* và chdl** được sử dụng cho quá trình quang
phân li nước và phôtphorin hoá quang hoá để hình thành ATP và NADPH thông qua
hệ quang hoá PSI và PSII. Theo phản ứng:
12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12NADP+ ==> 18ATP + 12NADPH + 6CO2
2. Pha tối
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo
các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM




Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:46 am

Bài 9: ẢNH HƯỞNG CUẢ CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP


I.
NỒNG ĐỘ CO2

Nồng độ CO2 là nguồn cung cấp C cho QH. Nồng độ CO2 quyết định cường độ cuả quá
trình QH.
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH và HH bằng nhau.
- Điểm bảo hoà CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH đạt cao nhất.
II. CƯỜNG ĐỘ, THÀNH PHẦN QUANG PHỔ ÁNH SÁNG
- Ánh sáng là nhân tố cơ bản để tiến hành quang hợp
- Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH và HH bằng nhau.
- Điểm bão hoà ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH đạty cực đại
III. NHIỆT ĐỘ
- Cường độ QH phụ thuộc rấy chặt chẽ vào nhiệt độ.
- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25 –
35oC sau đó giảm mạnh đến 0.
IV. NƯỚC
- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi
nước.
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước cuả lá
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm QH.
- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat cuả CNS và do đó ảnh
hưởng đến điều kiện làm việc cuả hệ thống enzim QH.
- Quá trình thoát hơi nước đã điều hoà nhiệt độ lá, do đó ảnh hưởng đến QH.
- Nước là nguyên liệu trực tiếp cho QH với việc cung cấp H+ và êlectron cho
phản ứng sáng.
V. DINH DƯỠNG KHOÁNG
Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… cho cây
với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc
tố QH, khả năng QH, diện tích lá, bộ máy enzim QH và cuối cùng là hiệu suất QH
và năng suất cây trồng.






Bài 10: QUANG
HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG


I. QH quyết định năng suất cây trồng:
- QH tạo ra 90-95% chất khô trong cây
- 5-10% là các chất dd khoáng
* khái niệm:
- NSSH: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1ha gieo trồng trong
suốt thời gian strưởng
- NSKT: là sp của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan(hạt, củ,
lá...) chứa các sp cío giá trị ktế đối với con người.
II. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết QH.
1. Tăng diện tích lá:
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ QH dẫn đến tăng tích luỹ
chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng.
2. Tăng cường độ QH
- Cường độ QH thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy QH (lá)
- Điều tiết hoạt động QH của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lý, tuỳ thuộc vào giống, loài cây trồng.
- Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ QH cao.



Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:47 am

Bài
12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT




I. Khi quát về hô hấp ở thực vật:
1. Hô hấp ở thực vật l gì?
- Hơ hấp ở thực vật l qu trình chuyển đổi năng lượng của tế bo sống. Trong đó,
cc phn tử cacbohiđrat bị phn giải đến CO2 v H2O, đồng thời năng lượng được giải
phĩng v một phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.
2.Phương trình tổng quát :
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +Năng lượng ( nhiệt + ATP)
3. Vai trị của hơ hấp đối với cơ thể thực vật:
- Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho cc hoạt động sống
của cơ thể thực vật.
-Tích luỹ ATP: sử dụng nhiều cho cc hoạt động sống của cy.
- Tạo ra cc sản phẩm trung gian cho cc qu trình tổng hợp cc chất hữu cơ khc
trong cơ thể.
II. Các con đường hô hấp ở thực vật:
III. Hơ hấp sng:
Hơ hấp sng l qu trình hấp thụ O2 v giải phĩng khí CO2 ở ngồi sng.
- Điều kiện xảy ra : Cường độ nh sng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích
luỹ nhiều.
- Enzim: Cacboxilaza.
- Vị trí : xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bo quan lục lạp, peroxixoom, ti
thể.
- Ý nghĩa:
+ Khơng tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiu tốn 30- 50% sản phẩm quang hơp.
+ Tạo ra một số axit amin.
IV. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường:
1. Mối quan hệ giữa hơ hấp v quang hợp:
PTTQ của quang hợp:
6CO2 +6 H2O ==> C6H12O6 + 6O2
PTTQ của hơ hấp:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +Năng lượng ( nhiệt + ATP)
- Sản phẩm của qu trình ny l nguyn liệu của qu trình kia v ngược lại.
- Thực chất quang hợp l qu trình chuyển hố quang năng thnh hố năng trong cc
chất hữu cơ.
- Hơ hấp l qu trình chuyển hố hố năng trong cc chất hữu cơ thnh năng lượng ATP
v dạng nhiệt cung cấp cho cc hoạt động sống của tế bo v cơ thể.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
a. Nước:
Nước cần cho hơ hấp, hm lượng nước tăng thì cường độ hơ hấp tăng.
b. Nhiệt độ:
Sự phụ thuộc của hơ hấp vo nhiệt độ tun theo định luật VanHơp.
c. Oxi:
d. Hàm lượng CO2:
Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hơ hấp.


B.CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT


BÀI 15: TIÊU HOÁ


I.
Khái niệm tiêu hoá

Là quá trình biến đỏi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, sản
phẩm này được hấp thụ ở ruột rồi cung cấp cho các TB
II. Tiêu hoá ở các nhóm đv
1. ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá:
* trùng biến hình, trùng roi....:
- t/ăn nhận vào bằng hình thức thực bào→ các không bào tiêu hoá chứa thức ăn,
- các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hoá nhờ có enzim thuỷ phân trong
lyzoxom vào không bào tiêu hoá thuỷ phân các dd phức tạp thành chất dd đơn
giản.
- các chất dd dơn giản được hấp thụ từ không bào → ra TBC . riêng phần thức ăn
không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi TB theo kiểu xuất bào
2. Ở động vật có túi tiêu hoá
- đv có túi tiêu hoá như ruột khoang → chủ yếu tiêu hoá ngoại bào,
- thức ăn được biến đổi trong khoang tiêu hoá nhờ có enzim của TB tuyến tiết ra
→ chất dd đơn giản → hấp thụ qua màng TB vào TB
3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:
- cơ quan tiêu hoá của giun đã phân hoá( ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá) →
tuiêu hoá gồm 2 quá trình:
+ biến đổi cơ học : nhờ tác dụng của cơ quan nghiền và cơ thành dạ dày
+ Biến đổi hh : nhờ tác dụng của enzim từ tuyến tiêu hoá tiết rabiến dổi t/a →
dd hấp thụ vào máu và bạch huyết rồi cung cấp cho TB.


Bài 16: TIÊU HOÁ (tiếp theo)

I. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
1. Biến đổi cơ học
a. Ở động vật nhai lại:
Lúc ăn chúng chỉ nhai qua một lần rồi nuốt,sau đó ợ lên và nhai lại.
b. Ở động vật dạ dày đơn:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở miệng, chúng nhai ở miệng kĩ hơn động vật nhai lại.
c. Gà và các loại chim ăn hạt:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở dạ dày do lớp cơ của dạ dày chắc, khoẻ.
2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học:
a. Ở động vật nhai lại:
- Dạ dày ở động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách,
dạ múi khế.
- Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ
dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
- Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.
- Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim
dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật.
- Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và
biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học.
b. Ở các động vật dạ dày đơn:
Quá trình biến đổi sinh học xãy ra ở ruột tịt.
Ruột tịt chứa một lượng lớn vi sinh vật.
c. Ở chim và gia cầm:
- Thức ăn được chuyển từ diều đến dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá.
+ Dạ dày cơ khoẻ và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hoá sẽ biến đổi một
phần chuyển xuống ruột.
- Ở đáy ruột, thức ăn tiếp tục biến đổinhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá
tiết ra từ tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến mật.
· Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chụi
sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ.
· Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xen lulôzơ, tạo nên các sản
phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng.
- Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung prô tê in cho cơ thể chủ.



Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:47 am

Bài
17: HÔ HẤP




I. TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
- Hoạt động của mọi sinh vật đều cần năng lượng do hô hấp tế bào cung cấp.
- Nhờ sự ô xi hoá các chất dinh dưỡngcó trong tế bào, chủ yếu là glucô với sự
có mặt của ôxi.
- Sản phẩm của quá trình là CO2 và H2O được đưa ra khỏi tế bào.
- Sự cung cấp O2 cho tế bào được lấy từ môi trường ngoài thông qua màng tế bào
hoặc cơ quan hô hấp đã được chuyên hoá tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể.
1. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
( hình 17.2).
2. Sự trao đổi khí qua mang
- Sự trao đổi khí được thực hiện qua mang.
- Ô xi hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời CO2từ máu qua các lá
mang, vào dòng nước chảy, nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác
hô hấp.
+ Ở cá là sự nâng hạ của xương nắp mang, phối hợp với sự mỡ đóng của miệng.
+ Ở tôm, cua là hoạt động của các tấm quạt nước.
3. Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí:
* Ở sâu bọ:
Sự lưu thông thông khí qua phổi là nhờ cơ hô hấp co giản ---> thay đổi thể
tích của khoang thân.
· Ở chim phổi nằm sát vào hốc sườn ---> không thể thay đổi thể tích của
khoang thân ---> sự lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ sự co giản của hệ
thống túi khí thông với phổi.
- Khi thể tích của khoang thân thay đổi theo sự co giản của cơ sườn hoặc sự
nâng hạ của đôi cánh khi bay làm các túi khí phồng xẹp ---> không khí lưu
thông qua các ống khí ở phổi diễn ra theo một chiều nhất định .
4. Trao đổi khí ở các phế nang
II. VẬN CHUYỂN O2 VÀ CO2TRONG CƠ THỂ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO (HÔ HẤP TRONG)
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp vào tế bào và CO2 từ tế bào vào cơ quan hô
hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Ô xi trong không khí hít vào phổi hay ống khí hoặc ô xi hoà tan trong nước
khi qua mang sẽ được khuếch tán vào máu.
- Ô xi kết hợp với Hb hoặc hêmô xianin
Để tở thành máu động mạch vận chuyển tới tế bào.
- CO2 là sản phẩm của hô hấp tế bào được khuếch tán vào máu ---> mang hoặc
phổi dưới dạng nat ribicacbônat, một phần nhỏ hoà tan trong huyết tương.


Bài 18: TUẦN HOÀN



I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn
- Các tế bào ở cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với
môi trường bên ngoài ( lấy thức ăn, thu nhận ô xi, thải các sản phẩm không cần
thiết).
2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn.
- Các tế bào cơ thể đa bào tiếp nhận chất cần thiết từ máu và dịch mô quanh tế
bào.
- Chuyển sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường
ngoài nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
II. HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn gồm tim và mạch.
1. Hệ tuần hoàn hở:
a. Ở đa số thân mềm và chân khớp:
- Tim đơn giản, khi tim co bóp, máu với một áp lực thấp vào xoang cơ thể và
tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất, sau đó tập trung
vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên tim để trở về tim.
- Giữa các mạch từ tim đến (động mạch) và các mạch đến tĩnh mạch không có mạng
nối hở đảm bảo cho dòng dịch chuyển dễ dàng mặc dầu với áp suất thấp.
b. Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất khí và sản phẩm hoạt động của tế
bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không vận
chuyển khí trong hô hấp.
2. Hệ tuần hoàn kín
- Có ở giun đốt, bạch tuộc và động vật có xương sống.
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín: tim và hệ mạch. Các mạch xuất phất từ
tim ( động mạch) được nối với các mạch đưa máu trở về tim (tĩnh mạch) bằng các
mao mạch, máu không trực tiếp xúc với các tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở động vật có xương sống còn có mạch bạch huyết.
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo một chiều hướng nhất định nhờ
các van tim.
* Mọi cơ thể sống đều cần cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxi, đồng thời
thải loại các sản phẩm giải không cần thiết.

- Các động vật đơn bào và đa bào có kích thước nhỏ trao đổi trực tiếp các chất
qua tế bào. Các sinh vật đa bào bậc cao trao đổi các chất qua hoạt động của tim
và hệ mạch.






Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN


I. QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH
1. Hoạt động của tim và hệ mạch
a. Cơ tim hoạt động theo quy lật “tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng ---> cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ ngưỡng ---> cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
- Khi kích thích cường độ trên ngưỡng ---> cơ tim không co mạnh nữa.
b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
- Tim người, động vật khi cắt khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập nhịp nhàng nếu
được cung cấp đầy đủ ô xi và nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động do trong thành của tim có hệ dẫn truyền.
* Hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất
bó His mạng puôc- kin phân bố trong 2 tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
c. Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ:
Pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha dãn chung, chu kỳ cứ thế diễn ra liên tục.
*Hoạt động của cơ tim
- Cơ tim hoạt động theo quy luật”tất cả hoặc không có gì”.
- Cơ tim hoạt động tự động.
- Cơ tim hoạt động theo chu kỳ.
*Hoạt động của cơ xương
- Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích.
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
- Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích có thời kỳ trơ tuyệt đối.
2. Hoạt động của hệ mạch
a. Huyết áp:
Là áp lực của máu do tim co, tống vào các động mạch Huyết áp động mạch.
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng của co tim.
- Huyết áp cực đại lúc co tim, h/áp cực tiểu ứng với lúc tim giản.
- Tim đạp nhanh và mạnh h/ áp tăng.
b. Điều hoà hoạt động của tim
- Do hệ dẫn truyền tự động của tim.
- Trung ương giao cảm làm tăng nhịp tim và sức co tim, dây đối giao cảm làm
giảm nhịp tim.
c. Sự điều hoà hoạt động của hệ mạch
- Nhánh giao cảm co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm giản nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
d. Phản xạ điều hoà hoạt động của tim mạch
Xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm áp lực và thụ quan hoá học nằm ở cung động
mạch và xoang động mạch cổ đến sợi hướng tâm trung khu vận hành mạch trong hành
tuỷ điều chỉnh áp lực và vận tốc máu.



Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:47 am

Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI



I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG
NỘI MÔI

1. Khái niệm
Sự duy trì trạng thái cân bằng và ổn định bên trong cơ thể gọi là cân bằng nội
môi.
2. Ý nghĩa
- Duy trì áp suất thẩm thấu.
- Huyết áp và độ pH môi trường bên trong ổn định.
- Đảm bảo sự tồn tại và thực hiện chức năng của các tế bào cơ thể.
II. CƠ CHẾ ĐẢM BẢO CÂN BẰNG
1. Cân bằng áp suất thẩm thấu
a. Vai trò của thận trong sự điều hoà nước và muối khoáng:
- Điều hoà lượng nước phụ thuộc vào 2 yếu tố: áp suất thẩm thấu và huyết áp.
- Điều hoà lượng nước lấy vào:
+ Ap suất thẩm thấu tăng, huyết áp trong cơ thể giảm, khối lượng nước trong cơ
thể giảm, kích thích trung khu dưới đồi ---> gây cảm giác khát.
+ Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp
làm tăng bài tiết nước tiểu ---> giúp cân bằng nước trong cơ thể.
- Điều hoà muối khoáng:
+ Là điều hoà Na+ trong máu.
+ Khi hàm lượng Na+ trong máu giảm, Hooc môn Anđôstêron của vỏ tuyến trên thận
sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ vào ống thận.
+ Khi lượng NaCl được lấy vào quá nhiều ---> P thẩm thấu tăng sẽ gây khát.
b. Vai trò của gan trong sự chuyển hoá các chất
- vai trò: Điều hoà glucôzơ, prôtêin, huyết tương.
- Nếu rối loạn chức năng gan, prôtêin, huyết tương giảm ---> áp suất thẩm
thấu giảm ---> nước bị ứ đọng trong các mô, gây phù nề.
2. Vai trò của hệ đệm trong sự điều hoà pH nội môi:
- Giữ thăng bằng axit - bazơ đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào.
- Chất đệm có khả năng lấy ion H+ và ion OH-, khi các ion này xuất hiện làm cho
pH của môi trường trong thay đổi.
- Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu:
+ Hệ đệm bicacbonat
+ Hệ đệm phốt phát
+ Hệ đệm prôtêin
a. Hệ đệm bicacbonat:
Vai trò: Nồng độ của dịch nội bào và ngoại bào đều được điều chỉnh. Nồng
độ của CO2 được điều chỉnh bởi phổi và nồng độ bicacbonat được điều chỉnh bởi
thận.
b. Hệ đệm phốt phat: Có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
c. Hệ đệm prôtêin: điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm.
3. Cân bằng nhiệt: Trời nóng thân nhiệt tăng toát mồ hôi điều hoà thân
nhiệt.


THỰC HÀNH


BÀI 21: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH



I. QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH
Tiến hành:
Bước1: Huỷ tuỷ ếch.
Bước 2: Mổ lộ tim.
Ếch đã huỹ tim, ghim ngữa trên khay mỗ và mổ theo chỉ dẫn ở SGK.
Bước 3: tiến hành quan sát
- Quan sát trình tự hoạt động của tâm nhĩ, tâm thất, xác định các pha co tim;
quan sát màu của tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái có gì khác nhau? Màu của tâm thất
có gì đặc biệt?
- Cặp mỏm tim và mắc lên hệ thống khuyếch đạiđể theo dỏi hoạt động của tim phản
ánh trên hoạt động của cần ghi
- Đếm số nhịp tim co trung bình trong 1 phút.
II.QUAN SÁT SỰ VẬN CHUYỂN MÁU TRONG ĐỘNG MẠCH, TỈNH MẠCH NHỎ VÀ CÁC MAO MẠCH
Ở MÀNG DA CHÂN ẾCH, Ở MÀNG TREO RUỘT

1.căng màng da chân ếch hoặc màng treo ruột trên một lổ khoét ở tấm gỗ và đặt
trên kính hiển vi để quan sát.
2. Tìm và quan sát sự vận chuyển của mảutong động mạch, tỉnh mạch và mao mạch
căn cứ vào màu máu, tốc độ vận chuyển, chiều vận chuyển.Thấy được sự khác nhau
về tốc độ ở các mạch và màu máu.
III. TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM BẰNG THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH.
- Lắp hệ thống điện kích thích.
- Kẹp kim mắc lên hệ thống ghi.
- Luồn cực kích thích vào dây thần kinh mê tẩu giao cảm.
- Đếm số nhịp tim bình thường trong 15 giây; sau đó đém nhịp tim của ếch khi
kích thích thần kinh mê tẩu- giao cảm và sau thời gian kích thích từ 15 - 20
giây .Thấy được hoạt động của tim khi vừa kích thích và sau một thời gian so
với trường hợp bình thường.
- Đếm số nhịp tim lúc bình thường và đếm sau khi nhỏ:
+ Ađrênain 1/100 000.
+ Nước ngâm tẩu thuốc lá.
- Vừa kích thích thần kinh mê tẩu - giao cảm sau khi kích thích 15 - 20 giây.
- Có nhận xét gì về số nhịp tim trong các trường hợp trên?


BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM
- Hướng động là một hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác
nhân kích thích theo một hướng xác định.
- Gồm:
+Hướng động dương
+Hướng động âm
II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
1. Hướng đất
- Vận động hướng đất theo chiều hút trọng lực trái đất là do sự phân bố auxin
không đều ở 2 mặt rễ.
- Mặt trên có lượng auxin thích hợp cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bào
làm rễ cong xuống đất
- Rễ cây hướng đất dương còn chồi ngọn hướng đất âm.
2. Hướng sáng
a. Thí nghiệm H23.2 SGK: Ở trong hộp kín có một lỗ tròn, cây mọc trong
đó, thấy ngọn cây hướng về phía sáng.
b. Giải thích
- Ngọn cây luôn quay về hướng ánh sáng, hướng sáng dương là do sự phân bố auxin
không đều.
- Auxin vận chuyển chủ động về phía ít có ánh sáng - hàm lượng auxin nhiều kích
sự kéo dìa tế bào.
3. Hướng nước
- Rễ có tính hướng đất dương luôn quay về hướng có nguồn nước.
4. Hướng hoá
- Rễ cây hướng các chất khoáng cần thiết cho sự sống của tế bào (N,P,K...và các
nguyên tố khoáng vi lượng )
Hướng hoá dương .
- Rễ tránh xa các chất độc==>Hướng hoá âm.
III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
- Các kiểu hướng động giúp cây thích nghi với sự biến động của điều kiện môi
trường.
- Trong tồng trọt việc tưới nước và bón phân tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển
theo mong muốn.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:48 am

BÀI 24 : ỨNG ĐỘNG


I.
KHÁI NIỆM

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không
định hướng.
- Nguyên nhân chung là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh,
biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
1. Ứng động không sinh trưởng
- Là các vận động liên quan đến sức trương nước, xãy ra sự lan truyền kích
thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hoá của cơ quan.
- Vận động theo sự trương nước là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va
chạm cơ học.
a. Vận động tự vệ của cây trinh nữ:
- Do cấu trúc của các thể gối luôn căng nước ---> cành lá xoè. Khi va chạm,
nước bị mất di chuyển nhanh ion K+ rời khỏi không bào ---> lá cụp xuống.
- Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu điện.
- Tế bào cảm giác nhận tín hiệu sinh học tế bào vận động ở thể gối làm thay đổi
thể tích gối lá chét cụp xuống.
b. Vận động bắt mồi:
- Con mồi chạm vào lá ==> sức trương giảm ==> các gai tua, lông cụp, các
nắp đậy lại ==> giữ chặt con mồi.
- Các tuyến trên lông của lá tiết enzim phân giải con mồi.
2. Ưng động sinh trưởng
a. Vận động cuốn vòng:
- Do di chuyển đỉnh chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.
- Vận động cuốn vòng thực hiện theo chu kỳ.
- Thời gian quấn vòng tuỳ thuộc vào loại cây.
Gibêrelin có tác dụng kích thích vận động vòng cả ngày và đêm.
b. Vận động nở hoa:
* Cảm ứng theo nhiệt độ:
* Cảm ứng theo ánh sáng
- Anh sáng và nhiệt độ có liên quan với nhau.
- Anh sáng mang theo năng lượng làm thay đổi nhiệt độ ngày và đêm.
- Sự vận động nở hoa có sự tham gia của hooc môn thực vật.
c. Vận động ngủ, thức:
- Là sự vận động của cơ quan thực vật theo theo chu kỳ nhịp đồng hồ điệu sinh
học, theo điều kiện môi trường.
III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG
1. Vai trò
- Giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho
cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh.
2. Ứng dụng
- Thúc đẩy hoặc kìm hảm một số quá trình sinh học theo nhu cầu của con người.






BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. Khái niệm cảm ứng ở động vật
1. Khái niệm
- Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại kích thíchcủa môi trường (trong và
ngoài cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.
VD:
- Khi kích thích cơ bắp → cơ co
- Trời nóng toát mồ hôi
2. Phân biệt
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh, mức độ chính xác của phản ứng tùy
thuộc vào mức độ tổ chức hệ thần kinh.
3. Kết luận
- Cảm ứng ở động vật phong phú hơn về hình thức và diễn ra nhanh hơn so với cảm
ứng của thực vật.
II. Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
- Cơ thể phản ứnglại kích thíchbằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên
sinh.
- Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động. Chúng chuyển động hướng tới các
kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng
động âm).
2. Ở động vật có tổ chức thần kinh
- Sự phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn tùy thuộc vào mức độ
tiến hóa của tổ chức thần kinh.
a. Dạng thần kinh lưới (ruột khoang):
- Tổ chức thần kinh bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh. Các tế bào
thần kinh có nhánh liên hệ với các tế bào mô bì cơ và các tế bào gai.
- Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh → tế bào mô
bì cơ (hay tế bào gai) ==> cơ thể co lại để tránh kích thích hay phóng gai
vào con mồi.
==> Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác.
b. Dạng thần kinh chuỗi hạch:
- Ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu – đuôi, hệ thần
kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi
hạch bụng hay các dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
==>Cơ thể đã có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác (Động vật
thuộc các ngành giun).
- Dạng thần kinh hạch (thân mềm, giáp xác, sâu bọ - động vật không xương sống)
có tổ chức cao, có dạng thần kinh hạch trong đó hạch não phát triển và phân
hóa.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:48 am

Bài 27 CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tt)


c. Dạng thần kinh ống
(Động vật có xương sống):

- Được bảo vệ trong hộp sọ và cột sống, bao gồm: cơ quan thụ cảm, não và tủy
sống, bằng cơ chế phản xạ đảm bảo tính chính xác cao trong phản ứng trả lời
kích thích.
- Nói chung, ở động vật có hệ thần kinh, hình thức cảm ứng xảy ra đều là các
phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện.
- Dựa vào chức năng thì có 2 dạng hệ thần kinh:
+ Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động
(theo ý muốn)
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan
(tự động, không theo ý muốn): hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
III. Phản xạ - một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh
- Phản xạ là một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có hệ thần kinh, giúp cơ thể
trả lời lại các kích thích của môi trường.
- Các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến sự tiến hóa của tổ chức
thần kinh.
- Động vật đa bào bậc thấp → Động vật đa bào bậc cao.
- Có 2 dạng phản xạ:
+ Phản xạ không điều kiện
+ Phản xạ có điều kiện


Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG


I. Điện thế nghỉ
1. Khái niệm
a. Điện tĩnh (điện thế nghỉ hay điện thế màng)
- Ở trạng thái nghỉ ngơi: mặt trong của màng neuron tích điện âm (-) và mặt
ngoài tích điện dương (+).
b. Cách đo điện tĩnh trên neuron
- Dùng 2 vi điện cực nối với một điện kế cực nhạy.
- Đặt một điện cực gần mặt ngoài của màng neuron.
- Điện cực thứ 2 đâm xuyên qua màng vào trong tế bào, gần mặt của màng .
* Kim của điện kế lệch đi một khoảng→có sự chênh lệch điện thế giữa trong và
ngoài màng.
2. Cơ chế hình thành điện tĩnh
- Có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng vì có sự khác nhau về nồng
độ ion giữa dịch mô và dịch bào, (tính chất thấm có chọn lọc của màng sinh
chất, lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu và bơm) Na+, K+ đã duy trì sự
khác nhau đó.
II. Điện thế hoạt động
1. Khái niệm
- Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái
nghỉ sang trạng thái hoạt động (nơi tiếp nhận kích thích bị hưng phấn).
- Cửa Na+ mở ==>Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ
==>(khử cực rồi ảo cực) ==>chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại:
trong(+) ngoài(-).
- Cửa Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại.
- Cửa K+ mở ==> K+ tràn qua màng ngoài ==>tái phân cực : trong (-) ngoài
(+).
→Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (xung
thần kinh).
- Trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô.
- K+ trong dịch bào chứa ít hơn ngoài dịch mô.
- Lập lại trật tự ban đầu bằng phân phối lại Na+ K+ giữa trong và ngoài màng
nhờ bơm Na+ - K+ (Cứ 3Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô, có 2K+ được chuyển trở
lại dịch bào).
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin
- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục.
- Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở
phía trước→thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh
tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.
- Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn
ở phía sau nơi điện động vừa sinh ra , màngđang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên
không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước gây nên.
- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể
từ điểm xuất phát.
3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin
- Thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.
- Giữa 2 eo Ranvier sợi trục được bao bằng bao myelin có tính chất cách điện.
- Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo.


Bài 29: DẪN TRUỀN XUNG THẦN KINH


TRONG CUNG PHẢN XẠ


I.
Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ

- Trong 1 sợi trục thần kinh, xung thần kinh có thể truyền theo cả 2 chiều nếu
bị kích thích ở bất kỳ vị trí nào trên sợi trục.
- Trong 1 cung phản xạ: Xung thần kinh xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích
thích→ neuron cảm giác→ trung ương thần kinh (tủy sống) → qua neuron trung
gian→ neuron vận động → cơ quan đáp ứng qua các xynap theo 1 chiều nhất định.
- Vì xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi trục, tới các cúc xynap sẽ
làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, nó từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở
các cúc xynap làm vỡ các bọc chứa các chất hóa học trung gian giải phóng các
chất này vào khe xynap.

- Các phân tử chất trung gian hóa học → thay đổi tính thấm của màng sau xynap
của neuron tiếp theo → xung thần kinh được hình thành lại → tiếp tục lan truyền
dọc sợi trục→ cơ quan đáp ứng.
* Kết luận:
- Một cung phản xạ (xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm →
cơ quan đáp ứng).
- Những thông tin đó được mã hóa (mã thông tin thần kinh) và trung ương thần
kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin.
II. Mã thông tin thần kinh
1. Đối với các thông tin có tính chất định tính
- Các thông tin này được mã hóa bằng chính các neuron riêng biệt khi bị kích
thích.
2. Đối với các thông tin có tính chất định lượng
- Cách mã hóa thứ nhất: phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các neuron.
- Cách mã hóa thứ hai: phụ thuộc tần số xung thần kinh.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:48 am

Bài 30 :TẬP TÍNH



I. Khái niệm
1. Hiện tượng
a. Tiếng ếch nhái vang vọng vào cuối xuân đầu hạ → tập tính bẩm sinh.
Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.
b. Cóc rình mồi + nhỏm lên bắt mồi → tập tính bẩm sinh.
Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.
c. Đàn ngỗng mới nở đi theo mẹ → tập tính bẩm sinh.
2. Định nghĩa về tập tính
- Tập tính động vậy là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi
trường để tồn tại và phát triển.
II. Các loại tập tính
- Tập tính bẩm sinh.
- Tập tính thứ sinh.
1. Tập tính bẩm sinh
a. Khái niệm: Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật khi sinh ra
đã có.
b. Đặc điểm:
- Mang tính bản năng.
- Được di truyền.
- Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.
VD: Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính
bẩm sinh.
2. Tập tính thứ sinh
- Là tập tính được hình thành trong qúa trình sống do học tập hoặc do có sự bàn
giao giữa các cá thể cùng loài.
VD: Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ
sinh.
3. Tập tính hỗn hợp
- Bao gồm tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.
VD: Rình mồi và bắt mồi ở cóc là tập tính bẩm sinh, nhưng nhả ra và
tránh mồi là tập tính thứ sinh => tập tính hỗn hợp.
III. Cơ sở thần kinh và ý nghĩa của tập tính
1. Cơ sở thần kinh
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ:
- Các tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện được di truyền từ
bố mẹ.
- Các tập tính thứ sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong
đời sống cá thể, do học tập rèn luyện mà có.
2. Ý nghĩa: Giúp cho cơ thể động vật thích nghi và tồn tại.


Bài 31 : TẬP TÍNH (tt)



IV. Một số hình thức học tập ở động vật
1. Quen nhờn: là hình thức học tập đơn giản nhất.
- Kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần → không gây nguy hiểm gì → động vật
không có cảm ứng trả lời. (kích thích trở thành quen nhờn).
VD: Dùng tiếng động để xua đuổi chim nhưng sau nhiều lần như vậy thì
phát ra tiếng động nhưng đàn chim vẫn không bay đi nơi khác.
2. In vết
- Động vật mới sinh thường “in vết” những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng
nhìn thấy.
VD: Ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp vì đó là vật chuyển động đầu tiên
mà nó nhìn thấy.
3. Điều kiện hóa (thành lập phản xạ có điều kiện).
a. Điều kiện hóa đáp ứng: Do liên kết hai kích thích, tác động đồng
thời.
Ví dụ của Paplov: bật đèn và cho chó ăn→ chó tiết nước bọt, lặp lại
nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt
b. Điều kiện hóa thao tác (hành động):
- Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau
đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó (học theo cách thử và sai).
4. Học ngầm
- Là hình thức học không chủ định hay không có ý thức.
5. Học khôn
- Học có chủ định, có chú ý → Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải
quyết những tình huống mới. (Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển:
người, động vật thuộc bộ linh trưởng).
V. Một số tập tính phổ biến ở động vật
1. Tập tính kiếm ăn - săn mồi
Hình thành trong quá trình sống qua học tập ở bố mẹ, đồng loại hoặc trải nghiệm
của bản thân.
- Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi, âm thanh phát ra từ con mồi dẫn
đến tập tính rình mồi và vồ mồi hay rượt theo con mồi để tấn công.
- Đối với con mồi thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hay tự vệ.
- Đối với động vật có hệ thần kinh phát triển → Tập tính phức tạp và phong phú.
2. Tập tính sinh sản
- Mọi sinh vật đều sinh sản để duy trì nồi giống.
- Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
- Thể hiện là do kích thích của môi trường ngoài (thời tiết, ánh sáng, âm
thanh...) hay do môi trường bên trong (tác động của hormone sinh dục).
3. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
- Là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật.
- Chúng dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu và xác định
vùng lãnh thổ.
- Chúng chiến đấu quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
4. Tập tính di cư
Thường thấy ở một số loài chim, cá. Chúng di cư theo mùa, định kì hàng năm.






BÀI 32: TẬP TÍNH (tt)



VI. Tập tính ở người
- Con người có những tập tính bẩm sinh:
VD: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc,…
- Con người có hệ thần kinh rất phát triển→ rất nhiều tập tính học được trong
đời sống.
VD:
+ Thói quen tốt như chăm học, nề nếp, đúng giờ,…
+ Thói quen xấu như: lười biếng, cẩu thả, nói bậy,…
VII. Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp
1. Ứng dụng trong chăn nuôi
- Nhiều động vật hoang dã đã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa
trở thành gia súc ngày nay.
VD: trâu, bò,…
- Thuần hóa chó, mèo để săn mồi, bắt chuột, trông coi nhà cửa,…
2. Ứng dụng trong nông nghiệp
- Trong sản xuất nông nghiệp con người đã lợi dụng tập tính của động vật để
phục vụ cho nông nghiệp.
VD: + Sử dụng bọ để diệt rệp cam.
+ Ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây.
+ Tò vò để diệt sâu.
- Các nhà nghiên cứu dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại,
tạo thể đực bất thụ.
*Diệt được nhiều sâu bọ gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường.
VIII. Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú
Huấn luyện → biến đổi các tập tính bẩm sinh thành các tập tính thứ sinh.
VD: Khỉ đi xe đạp, chó làm toán,…
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:49 am

Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT


Bài 34 : SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT





1.1.
Định nghĩa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế
bào làm cây lớn lên
- Phát triển quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh
hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt
1.2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển
+ Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp xen kẽ nhau của quá
trình trao đổi chất
+ Sự biến đổi về số lượng của sinh trưởng ở rễ, thân , lá (Pha sinh trưởng phát
triển dinh sản)
1.3.Chu kì sinh trưởng và phát triển
- Ở thực vật có hạt một năm chu kì sinh trưởng và phát triển gồm pha sinh dưỡng
và pha sinh sản bắt đầu từ hạt nảy mầm tạo hạt mới

2. Sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
2.1.Sinh trưởng sơ cấp (STSC)
- Là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh
- Làm cây lớn lên và cao lên
- Các bó mạch xếp lộn xộn ( ở cây một lá mầm) thân kích thước bé, thời gian
sống ngắn ( một năm)
- STSC có ở phần thân non (ngọn cây của cây 2 lá mầm
* Đa số cây một lá mầm có STSC
2.2. Sinh trưởng thứ cấp (STTC)
- Sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm
* Đa số cây hai lá mầm có STTC

3. Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
3.1. Yếu tố bên trong
Các chất điều hòa sinh trưởng
- Chất kích thích: auxin, gibêrelin, xitôkinin
- Chất kìm hãm: axit absixic, chất phenol
3.2. Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố tự nhiên và biện pháp canh tác
a. Nước:
Tác động đến các giai đoạn:
- Nảy mầm, ra hoa, tạo quả
- Hoạt dộng hướng nước
- Là nguyên liệu trao đổi chất
b. Nhiệt độ:
Có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi:
- sinh trưởng tối ưu :250c- 350c
- tối thiểu : 50c-150c
- tối đa : 450c- 500c
c. Ánh sáng: Ảnh hưởng đến
- Tạo lá, rễ
- Hình thành chồi, hoa, sự rụng lá
- quy định cây ngắn ngày, cây dài ngày, ưa sang ưa tối
d. Phân bón :Nguồn cung cấp nguyên liệu cho:
- Cấu trúc tế bào (AND, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố)
- Các quá trình sinh lí của cây


Bài 35: HORMONE THỰC VẬT



1. Khái niệm:
Phitôhoocmôn có hai nhóm:
- Nhóm kích thích sinh trưởng Auxin, Gibêrenlin, có tác dụng đến sự kéo dài lớn
lên của tế bào
Xitokinin: Có vai trò trong việc phân chia tế bào
- Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng
+ Axit absixic: Có tác dụng trong rụng lá
+ Êtilen: Có tác dụng trong sự chín của quả
+ Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
2. Hoocmôn kích thích sinh trưởng
2.1. Auxin
* Đặc điểm: Auxin a, auxin b, heterôauxin
* Tác dụng sinh lý: Rễ mọc nhanh(50 -100 ppm nâm cách chiết 24 giờ), tạo quả
không hạt (cam, dưa hấu ,nho…)
* Auxin ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ
2.2. Giberelin
- Đặc điểm: Axít Gberelic
- Tác động sinh lí: thân cao ,dài ,quả không hạt( cam , dưa hấu, nho…)
2.3. Xitrokinin
- Đặc điểm: Dẫn xuất adenine
- Tác dụng sinh lí: phân chia tế bào→ dung trong nuôi cấy mô, tạo cơ quan sinh
dưỡng (rễ mới, cành mới…)
3. Hoocmôn ức chế sinh trưởng
3.1. Axit abxixic: (AAB,C14H19O4)
- Đặc điểm chất gây ngủ
- Tác dụng sinh lí: Kìm hãm sự sinh trưởng của cành , long, gây trạng thái ngủ
của chồi, hạt; làm khí khổng đóng
3.2. Etilen(H2C=CH2)
- Đặc điểm: dạng khí
- Tác dụng sinh lí: Làm quả chín nhanh(cà chua , chuối,..),làm dụng lá ,quả,
làm chậm sự sinh trưởng của các mầm tân củ
3.3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
- Chất làm chậm sinh trưởng : CCC, MH, ATIB
+ Đặc điểm: Tổng hợp nhân tạo
+ Tác dụng sinh lí: Ức chế sinh trưởng→ ứng dụng: Làm cỏ ở công viên, sân đá
bóng mọc chậm
- Chất diệt cỏ: 2,4D; 2,4,5T
+ Đặc điểm : tổng hợp nhân tạo
+ Tác dụng sinh lí: chỉ diệt cỏ, các cây trồng không bị hại
4. Ứng dụng trong nông nghiệp
+ Ứng dụng: Làm chất diệt cỏ ở ruộng ngô, đậu…
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển đều được điều chỉnh bởi các tác
độngcủa enzim và phitôhoocmôn
- Vì vậy ở cây luôn diễn ra sự cân bằng giữa đồng hóa và dị hóa , giữa tác động
kích thích và kìm hãm
- Khi dùng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý
+ Nồng đồ sử dụng tối thích (vài ppm đến vài chục, vài trăm ppm)
+ Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu
+ Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phitôhoocmôn. Đối với chất diệt cỏ
cần chú ý đến tính chọn lọc riêng biệt.
BÀI 36 : PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA


I. Cá nhân tố chi phối sự
ra hoa

1.1. Tuổi cây
- Sự ra hoa có liên quan với tuối cây, lượng hoocmôn
- Cây non nhiều lá, ít rễ , nhiều gibêrelin→ 85- 90% hoa đực
- Cây nhiều rễ phụ, nhiều xitôkinin→ hoa cái
- Cây nhiều rễ và lá, tạo hoocmôn cân bằng→ tỷ lệ đực cái bằng nhau
1.2. Vai trò ngoại cảnh
- Ngày ngắn ,ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều
nitơ→ hoa cái
- Ngày dài ,anh sang đỏ ,nhiệt độ cao , hàm lượng CO2 thấp, độ ẩm thấp, nhiều
kani→ hoa đực
- Chế độ dinh dưỡng tốt, C/N cân đối→ cây khỏe→ thúc đẩy ra hoa
* yếu tố môi trường→ phitôhoocmôn →bộ máy di truyền (AND) →giới tính đực cái
1.3. Hoocmôn ra hoa- Florigen
a. Bản chất florigen- hoocmôn kích thích ra hoa gồm: gibêrilin và
antezin ( kích thích sự sinh trưởng của đế hoa và mầm hoa)
b. Tác động của florigen
- Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa
của cây dài ngày, ngắn ,trung tính
1.4. Quang chu kì (QCK)
a. Khái niệm
là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bong tối( độ dài cùa ngày ,đêm) lien quan
đến hiện tượng sinh trưởng, phát triển của cây
-QCK tác động đến hiện tượng ra hoa, rụng lá ,tạo củ, di chuyển các hợp chất QH
b. Phân loại cây ra hoa theo QCK
- Cây trung tính : Ra hoa ở ngày dài và ngày ngắn( cà chua ,lạc ,đậu ,ngô..)
- Cây ngắn ngày: Ra hoa trong điều kiện chiếu sang ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt,
rau diếp, lúa mì…)
1.5 Phitôcrôm
- là sắc tố enzim ở chồi mầm và chop lá mầm
-Hấp thụ AS đỏ bước sóng 660 nm và 760 nm, có thể chuyển hóa lẫn nhau

Chiếu sáng, đỏ
P660 -----------> P730
<-----------
Tối, đỏ sẫm
- Phitôcrôm tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố, enzim, các vận
động cảm ứng, đóng mở khí khổng
- Vai trò:
+ Có đặc tính kích thích của auxin
+ Tổng hợp acid nucleic
+ Vận động cảm ứng
II. Ứng dụng:
Dùng gibêrelin tạo điều kiện cho sự ra hoa
- Dinh dưỡng hợp (tỉ lệC/N) cây ra hoa dễ dàng
- Dùng tia laser helium- neon có độ dài bước sóng 632nm
- P660---------->P730 sử dụng cho cây
* Đó là hướng đi của nông nghiệp có QH nhân tạo trong các nhà trồng cây có mái
che, ít phụ thuộc vào thiên nhiên
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:49 am

B- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


BÀI 37:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT



I. Khái niệm về ST và PT
1. Khái niệm về sinh trưởng
- Là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể ĐV
2. Khái niệm về phát triển
- PT bao gổm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau( sinh trưởng phân hóa hay
biệt hóa TB, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể)

3 Mối quan hệ giữa ST và PT
- ST và PT liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến
môi trường
+ ST tạo tiền đề cho PT
+ PT làm thay đổi ST

ST và PT
Hợ tử ----------------->Cơ thể ĐV
Quá trình ST và PT gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau
- Dài hoặc ngắn tùy thộc ĐV
- Đơn giản hay phức tạp, tùy ĐV sống
II. Phát triển không qua biến thái
1. Sự sinh trưởng
ST: Phát triển kích thước , khối lượng cơ thể ĐV theo thời gian (mức TB
, mô, CQ , cơ thể
VD: Hợp tử < gà con - Tốc độ ST của mô, cơ quan khác nhau /cơ thể→ diễn ra không giống nhau. VD:
- Tốc độ ST diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau
VD:
ST tối đa / cơ thể→ đạt ở tuổi trưởng thành- tùy loài. VD:
- Tốc độ ST/ ĐV→ chỉ tiêu quan trọng/chăn nuôi
2. Sự phát triển
Sự phát triển của ĐV là sự biến đổi theo:
- Thời gian
+ Hình thái
+ Sinh lí TB
+ Mô, cơ quan
- Cơ thể : Hợp tử→ cơ thể trưởng thành
+ Giai đoạn cơ thể phát dục( khả năng sinh sản)
Người ta phân biệt 2 giai đoạn phát triển chính
1. Giai đoạn phôi
2. Giai đoạn hậu phôi
A. Giai đoạn phôi:
Hợp tử ( 1tế bào) → giai đoạn phân cách trứng→ phôi (nhiều tế bào giống nhau)
giai đoạn phôi nang ( gồm 2 lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn phôi vị
→phôi( 3 lá phôi có tế bào khác nhau) → giai đoạn mầm cơ quan( trong đó có ống
thần kinh)
- Tức là 3 lá phôi vị( ngoại bì ,trung bì, nội bì) → mô → cơ quan→ cơ thể theo
sơ đồ sau:
- Ngoại bì→ biểu bì da, hệ thần kinh
- Trung bì→ xương, cơ
- Nội bì→ ống ruột, gan ,tụy
B. Giai đoạn hậu phôi
- Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau phát triển không qua biến thái
- Con non giống con trưởng thành
VD: gà, động vật có vú
- Phát triển qua biến thái
+Con non : ấu trùng – chưa giống con trưởng thành
+Qua nhiều biến đổi về hình thái và sinh lí →cơ thể trưởng thành
VD: ĐV chân khớp, ếch nhái
III. Phát triển qua biến thái
1. Sự phát triển qua biến thái ở ếch nhái
- Trứng→ nòng nọc (sống trong nước, mang ngoài đuôi bơi ) ếch (cạn, hô hấp (da,
phổi), chân nhảy)
- Đây là quá trình biến đổi ở mức phân tử,tế bào ,mô, cơ quan đòi hỏi nhân tố
tác động quan trọng là hoocmôn tuyến giáp
3.2.Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp
a. Sự biến thái hoàn toàn
con non hoàn toàn khác con trưởng thành
VD: Bọ cánh cứng, bướm ruồi ,muỗi
Bọ cánh cứng: sâu → nhộng→ ruồi: dòi →nhộng→ ruồi →Muỗi: cung quăng→
b. Sự biến thái không hoàn toàn
- giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành như để trưởng thành cơ thể trưởng
thành thì chúng phải qua nhiều lần lột xác
VD: Châu chấu, tôm, cua, ve sầu…
* Sự phát triển qua biến thái ở chân khớp được điều chỉnh bởi:
· Hoómôn biến thái (ecđixơn)
· Hoócmôn lột xác (juvenin)
* Sự phát triển qua biến thái mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của
loài với môi trường sống khác nhau- thức ăn – nhiệt độ - ánh sáng
VD:
- Sâu có bộ hàm thích nghi ăn trái cây
- Bướm có bộ vòi thích nghi hút nhựa, mật hoa
+ Sâu giai đoạn dinh dưỡng tích lũy chất cần cho biến thái
+ Bướm: Giai đoạn trưởng thành sinh dục→ đẻ trứng- duy trì thế hệ của loài.
BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT


I. Điều hòa sinh trưởng
- Hoocmon quan trọng nhất trong sự điều hòa sinh trưởng ở người là hoocmon sinh
trưởng (GH) và tiroxin
1. hoocmon sinh trưởng (GH)
- Nguồn gốc: Được sinh ra từ thùy trước tuyến yên
- Vai trò:
+ Tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô, cơ quan
→ Tăng cường quá trình sinh trưởng của tế bào
+ Hiệu quả sinh trưởng tùy thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của chúng
+ Có tác dụng với xương trẻ em, nhưng không tác dụng với xương người lớn
2. Hoocmon Tiroxin
- Nguồn gốc sinh ra từ tuyến giáp
- Tác dụng:
+ Làm tăng tác dụng chuyển hóa cơ bản→ tăng trưởng sinh trưởng
+ Sinh sản tiroxin bị rối loạn→ gây ra bệnh nhược giáp ( nhịp tim chậm, huyến
áp cao, phù viêm)
Hoặc gây ra bệnh cường giáp( nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, sút cân, mắt lồi,
bướu tuyến giáp)


Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT(Tiếp theo)




I.Anh hưởng của các yếu tố bên trong.
1. Tính di truyền.
- Di truyền quyết định đến sinh trưởng và phát triển ở mỗi loài.
- Tốc độ lớn và giới hạn lớn.
- Hệ thống gien điều khiển sinh trưởng, phát triển. VD: Bệnh già trước tuổi do
sai lệch trong hệ gien.
2.Giới tính:
-Trong cùng loài, con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn con đực.
-VD: Mối chúa dài gấp 2, nặng gấp 10 lần so với mối đực( đẻ 6.000 trứng/ ngày).
3. Các hooc môn sinh trưởng, phát triển:
- HGH, ti rôxin điều hoà tốc độ lớn, giới hạn lớn ở động vật.
- Sai lệch trong chế tiết các hooc môn này==> bệnh khổng lồ, bệnh lùn.
- Điều hoà sự phát triển phôi, hậu phôi.
- Hoocmôn biến thái(êcđixơn,juvenin, tirôxin..).
-Hoocmôn kích dục điều hoà trứng chín và rụng trứng(FSH, LH).
- Hoocmôn kích dục điều hoà sự dậy thì, động dục mang thai( testosteron,
oestrogen, prôgesterôn..).
II. Anh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
1.Yếu tố thức ăn:
- Quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn.
- Tăng lizin 0.45%- 0.85% lớn nhanh( 80gram/ngày lên 210 gram/ ngày ở lợn thịt
trong giai đoạn cai sữa.
- Thiếu vitamin, nguyên tố vi lượng: còi, sản lượng kém.
2. Yếu tố môi trường:
- O2*, CO2, H2O, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,.. ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển.
- Cá sống trong các khu vực bị ô nhiễm, O2 ít==> chậm lớn, không sinh sản.
-Cá rô phi 30**0C lớn nhanh, 18oC ngừng lớn, ngừng đẻ.
- Các chất độc hại==> gây quái thai.
III. Khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
1. Cải tạo vật nuôi:
- Động vật nguồn thực phẩm, nguyên liệu.
- Tạo giống vật nuôi cho năng suất cao, thời gian ngắn.
2. Cải tạo giống di truyền:
Phương pháp lai giống, thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi==> tạo giống vật
nuôi có năng suất cao thích nghi với điều kiện địa phương.
VD: Lợn ỉ lai.
3. Cải thiện môi trường:
Sử dụng thức ăn nhân tạo
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:49 am

CHƯƠNG IV: SINH SẢN A: SINH SẢN Ở THỰC VẬT


bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT



*kn: SS là qt tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự PT liên tục của loài.
Các kiểu SS: SSVT và SSHT.
I.KHÁI NIỆM:
- Là hình thức SS ko có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái
giống nhau và giống bố mẹ.
VD: trên củ khoai tây nảy chồi hình thành những cây khoai tây mới.
II.CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH:

III.PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH:
1.Giâm:
- Là hình thức ss từ 1 đoạn thân , cành (mía, sắn,), đoạn rễ (rau, diếp); mảnh
lá (thu hải đường).
2.Chiết:
-Cây ăn quả chiết cành thì rút ngắn tg
ST , sớm thu hoạch, và biết trước được đặc tính
của quả.
-Cách tiến hành: sgk
3.Ghép:
-Là pp nhân giống lợi dụng t/c tốt của 1 đoạn thân , chồi, cành của 1 cây này
ghép lên thân ốc của cây khác.
-Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống chỉ khác nhau về đặc tính mong muốn.
4.Nuôi cấy mô:
-Thực hiện tạo hàng loạt cây mới trong phòng TN , tạo hàng loạt cây sạch bệnh
ST mạnh.
-Dựa trên nguyên lí cơ bản về ss sinh dưỡng : sgk
*y nghĩa của pp nuôi cấy mô TBTV:
-Đảm bảo đưộc tt dt mong muốn.
-Giái trị kinh tế cao, có thể sx những giống cây sạch bệnh, phục chế cây giống
qúi, hạ giá thành sp…
5.Vai trò của ssvt đối với đời sống TV và con người:
-Đối với đời sống TV:
Giúp tồn tại và PT của loài.
-Đối với đời sống con người: có vai trò đặc biệt trong NN.
VD: nhân giống nhanh, duy trì được những tt tốt có lợi.


Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT


I.KHÁI
NIỆM:

- Là kiểu ss trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tửcái tạo nên hợp
tử phát triển thành cơ thể mới.
II.SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA:
1.Sự hình thành hạt phấn và túi phôi:
a.Sự hình thành hạt phấn:
-TB mẹ (2n)trong bao phấn → 4 TB con (n)(bào tử
đực) → hạt phấn (thể giao tử đực).
-Hạt phấn gồm 2 TB:
+TB bé là TB ss, phát sinh cho ra 2 giao tử đực(tinh trùng).
+TB lớn là TB sinh dưỡng phân hóa thành ống phấn.
b.Sự hình thành túi phôi:
- TBmẹ (2n)trong bầu nhụy → 4TB con (đại bào tử đơn bội) xếp chồng lên nhau, 3
đại bào tử tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử phân chia liên tiếp → túi phôi
(noãn cầu đơn bội(n-trứng) và nhân cực 2n -gồm 7 TB với 8 nhân).
2.Thụ phấn và thụ tinh:
a.Thụ phấn:
-KN: là qt v/c hạt phấn từ nhị đến núm nhụy của hoa.
-QT thụ phấn: hạt phấn sau khi đưộc v/c đến núm nhụy, hạt phấn nảy mầm.
-Các hình thức thụ phấn:+tự thụ phấn.
+Giao phấn.
-Nảy mầm của hạt phấn:
Hạt phấn roi vàođầu nhụy gặp thuận lợi sẽ nảy mầm mọc ra 1 ống phấn. ống phấn
theo vòi nhụyđi vào bầu nhụy, 2 giao tử đực nằm trong ống phấn , được ống phấn
mang tới noãn.
b.Thụ tinh:
-KN: là sự hợp nhất của nhân gtử đực và nhân của TB trứng trong túi phôi
để ht hợp tử (2n) , khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
-Qt thụ tinh: ống phấn ST xuyên qua vòi nhụy , qua lỗ túi phôi vào túi
phôi → gp 2 nhân (2gtử), 1nhân hợp nhất với TB trứng, 1 nhân còn lại hợp nhất
với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm túi phôi → nhân tam bội (3n), khởi đầu của
nội nhũ cung cấp dd cho phôi → thụ tinh kép.
3.Sư tạo quả và kết hạt:
-Noãn thụ tinh(chứa hợp tử và TB tam bội) → hạt, hợp tử → phôi , Tb tam bội
(3n) → nội nhũ(phôi nhũ).
-quả do bầu nhụy PT thành , c/n bảo vệ hạt.
4.Sự chín của quả, hạt:
a.Sự biến đổi sinh lí:
-Khi quả đạt kích thước cực đại, những biến đổi sinh hóa diễn ra mạnh mẽ.
-Có sự biến đổi màu sắc.
-Mùi vị do bđ tạo các chất thơm có bản chất este, anđêhit, xêtôn.
-Khi quả chín, pectat canxi có ở Tb quả xanh bị phân hủy, các TB rời nhau,
xenlulôzơ ở thành TB bị thủy phân làm TB của vỏ và ruột quả mềm ra.
b.Các đk ah đến sự chín của quả:
-Êtilen.
-Nhiệt độ.III.ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP:
-Dùng đất đèn sản sinh khí êtilen làm quả chín nhanh.
-Auxin kết hợp với nhiệt độ thấp: bảo quản quả được lâu.
-Tạo quả ko hạt do vai trò của HM TV kích thích sự tạo quả mà ko có sự thụ tinh
nên ko có hạt.
B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT




I.KHÁI NIỆM:
-Là hình thức ss chỉ cân 1 cá thể gốc.
-Ko có sự tổ hợp lại v/c dt.
-Cơ sở TB học: phân bào nguyên nhiễm.
-Các cá thể con trong ssvt giống hệt cơ thể mẹ.
II.CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH:
Điền có hay ko vào bảng sau:
Nhận xét:
-ĐV đa bào bậc thấp : hiện tượng ssvt rất phổ biếnvới nhiều hình thức
khác nhau: phân đôi, mọc chồi, phân mảnh , tái sinh.
-ĐV ĐBBC: hình thức ssvt rất ít. Hiện tượng này đưộc thể hiện trong gđ
PT phôi sớm, từ 1 phôi ban đầu tách thành 2 hay nhiều phôi, mỗi phôi PT thành
cơ thể.
+Trinh sinh: ht ssvt đặc biệt, trứng có thể pt thành cơ thể mới ko qua
thụ tinh.
VD: ong là kq của trinh sinh đơn bội.
Ong chua, ong đực la kq của ss qua thụ tinhtạo cơ thể lưỡng bội.
III.NUÔI CẤY MÔ VÀ NHÂN BẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT:
1.Nuôi mô sống:
- Tách mô từ cơ thể ĐV để nuôi cấy trong mt có đủ chất dd , vô trùng, thích hợp
làm cho mô này tồn tại , st và pt duy trì cấu tạo và c/n.
2.Cấy mô tách rời vào cơ thể:
Có 3 dạng:
-tự ghép.
-đồng ghép.
-dị ghép.
3.Nhân bản vô tính:
Là hiện tượng chuyển nhân của 1 TB xôma vào 1 Tb trứng đã lấy mất nhân, rồi
kích thích pt thành 1 phôi , phôi t thành cơ thể mới.
*Nuôi cấy mô và nhân bản vo tính rất có y nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt và
y học.


Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT



I.KHÁI NIỆM:
- Là hình thức ss tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái tạo
nên hợp tử pt thành cơ thể mới.
-Hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vcdt.
II.CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH TRONG SINH SẢN HỮU TÍNH:
1.Tự phối-tự thụ tinh:
-KN: là ht ssht mà 1 cá thể có thể hthành cả gtử đực và gtử cái , rồi
gtử đực và gtử cái của cá thể này thụ tinh với nhau.
-VD: bọt biển.
2.Giao phối-thụ tinh chéo:
-KN: là ht ssht mà có 2 cá thể, 1 cá thể sản sinh ra tinh trùng, 1 cá thể sản
sinh ra trứng, rồi 2loại gtử này thụ tinh với nhau để ht cơ thể mới.
-VD: giun đất, đv bc.
*Phương thức thụ tinh:
-Thụ tinh ngoài: là ht thụ tinh trong đó tinh trùng gặp trứng và thụ tinh ở bên
ngoài cơ thể con cái, con cái đẻ trứng vào mt nước ; con đực xuất tinh dịch lên
trứng để thụ tinh.
VD: cá, ếch , nhái.
-Thụ tinh trong: là ht thụ tinh , trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở
trong cơ quan sinh dục của con cái (phải có sự giao phối).
III.CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN HỮU TÍNH:
1.Đẻ trứng:
-VD: cá, lưỡng cư, bò sát.
-Trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng à pt thành phôi nhờ chất dự
trữ có ở noãn hoàng.
2.Đẻ trứng thai:
-VD: cá kiếm, cá mún..
-Trứng giàu noãn hoàng dã đưộc thụ tinh nở thành con sau đó mới được cá mẹ đẻ
ra ngoài.
3.Đẻ con:
-VD: tất cả các lòai thú(trừ thú bậc thấp).
-Phôi thai pt trong cơ thể mẹ nhờ chất dd nhận từ mẹ, qua nhau thai.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  EmptyMon May 09, 2011 9:50 am

Bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN



I.TÁC ĐỘNG CỦA HOOCMÔN:

Hoocmôn ==> ss-ĐV bậc cao.
Hoocmôn
Tuyến yên ==> FSH +LH
Ktsd
1.Sinh trứng:
-FSH → kthích sự pt của bao noãn.
LH → bao noãn chín → gây rụng trứng → tạo thể vàng → tiết ra HM prôgestêron.
-Qt điều hòa, tạo trứng:
VD: người
Vùng dưới đồi → GnRH (nhân tố gây ức chế tiết FSH)→ kthích thùy trước tuyến yên
→ FSH +LH → gây hưng phấn → làm noãn chín +sự PT thể vàng.
Buồng trứng → có tđ ngược trở lại → ơstrôgen+prôgestêrôn.
Nếu trứng ko đưộc thụ tinh → thể vàng teo +thoái hóa → vùng dưới đồi kt → tuyến
yên→ tiết ra FSH +LH → chu kì mới đưộc phát động trở lại → ht nang nõan mới.
*Sơ đồ:
Prôgestêron → ức chế tiết các nhân tố dưới đồi → ức chế tiết FSH +LH → ức chế
rụng trứng.
2.Sinh tinh:
FSH→ ktích → ông sinh tinh → tinh trùng.
LH → TB kẽ → tiết HM testostêron.
Vùng dươi đồi → GnRH → kt thùy trước tuyến yên.
-FSH → ktpt ông sinh tinh→ tinh trùng.
-LH → Tb kẽ → tiết HM testostêron.
Khi LH gây hưng phấn TB kẽ → tiết HM testostêron , chất này tđ ngược lên tuyến
yên.
-Ức chế tiết ra LH.
Còn inhibin → ức chế tiết ra FSH.
II.TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG:
1.TN1: sgk
Kq →sau 1tg →kì ss→chỉ có đàn cá trong bể1:đẻ.
2.TN2: sgk
Nhiệt độ trung bình =300C →đẻ 11lứa /năm.
Nhiệt độ =16-180C→ngừng đẻ.
3.TN 3:Cóc đẻ rộ trong tháng 4 →khối lượng 2 buồng trứng giảm.
Sau đó nếu nó được ăn đầy đủ → tháng 10 →2 buồng trứng mới phục hồi khối lượng
→có khả năng sinh đẻ.


Bài 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ


SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI.


I.ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN:
1.Điều khiển số con:chia thành 2 nhóm:
-Nhóm đẻ nhiều con trong 1 lứa.
VD: thỏ , lợn.
-Nhóm đẻ 1 con/lứa.
VD: trâu, bò.
-Đ/v ĐV quí hiếm cần nhân giống nhanh, có thể dùng biện pháp gây “đa thai nhân tạo”
VD: tiêm HM tuyến dưới não gây nhiều trứng chín, rụng và thụ tinh trong
cùng 1thời điểm để cho nhiều thai.
2.Điều khiển giới tính ở đàn con:
-Cơ sở khoa học để điều khiển giới tính của đàn con: tách tinh trùng hay thụ
tinh nhân tạo.
+Tách tinh trùng thành 2 nhóm: NST giới tính X và NST giới tính Y bằng biện
pháp KT: li tâm, điện li.
+Thụ tinh nhân tạo: trong ống nghiệm rồi nuôi hợp tử trong dd ở nhiệt độ
thích hợp pt cho đến lúc thành phôi → cấy phôi thích hợp vào dạ con của con
cái.
3.Thụ tinh nhân tạo:biện pháp chủ yếu:
-Thụ tinh ngoài cơ thể
VD: “thụ tinh khô” đ/v cá đã thành thục.
-Thụ tinh trong cơ thể cái:
VD: trâu, bò, lợn.
4.Nuôi cấy phôi:
a.Vai trò: gquyết được 1 số vấn để trong tăng sinh ở ĐV và sinh đẻ có kế
hoạch ở người.
b.PP: tiêm HM thúc đẩy sự chín và rụng của 1 trứng , rồi lấy trứng đó a
ngoài. Tiến hành thụ tinh nhân tạo để được hợp tử rồi tđ lên hợp tử đang phân
chia đểtách rời các TB con, cấy riêng từng TB vào dạ con của những con cái
“mang thai” để được nhiều con từ 1 trứng đã thụ tinh.
II.SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI:
1.Mục đích:
Kiểm soát sự pt dân số là n/vụ hàng đầu trong chiến lược quốc gia đ/v sự pt của
1 nền ktế xh bền vững ở nước ta.
2.Các biện pháp tránh thai:
-Dùng bao cao su, vòng tránh hai, thuốc uống tránh thai.
-Hậu quả của việc đẻ nhiều; phá thai tự nhiên: hủy tử cung, xuất huyết , vô
sinh tử vong.
3.Hậu quả ciủa sự gia tăng dân số quá mức:
- Đk sống của h ko đủ bđ →nghèo nàn, lạc hậu, cần gd thanh niên thực hiện kế
hoạch hóa gia đình để đb gia đình tăng tỉ lệ dân số phù hợp với mức sống; phải
gd sức khỏe vị thành niên.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TOPIC SINH HỌC 11  _
Bài gửiTiêu đề: Re: TOPIC SINH HỌC 11 TOPIC SINH HỌC 11  Empty

Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

TOPIC SINH HỌC 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: HỌC TẬP - TRAO ĐỔI :: SINH HỌC-
Chuyển đến:
Loading...
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL