Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
Admin (730)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
whitehat (313)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
RongK9 (204)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
Blogsoft (171)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
lightspeed (154)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
kosak1213 (112)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
thaikiet (54)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_lcapSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Voting_barSinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Blogsoft
SuperMod
SuperMod
Blogsoft

Tổng số bài gửi : 171
Birthday : 12/08/1998
Cầm Tinh : Dần
Age : 25
Ngày nhập học : 25/04/2011

Job/hobbies : Student
Tài Sản Cá Nhân : Thuyền cao tốc

Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp _
Bài gửiTiêu đề: Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp EmptyWed Jun 08, 2011 2:23 pm

Doanh nghiệp tuyển dụng thường "than" về năng lực sinh viên mới
ra trường. Thực chất và nguyên nhân thế nào? Ông Ngô Văn Toàn, Phó Tổng
giám đốc Công ty Global Cybersoft Việt Nam, đơn vị có lập trình viên khá
đông, đã chia sẻ những suy nghĩ về vấn đề này.



Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp B1103-62a-1
Điểm khác biệt: Lượng nhiều, chất loãng

Một
số ý kiến cho rằng sinh viên (SV) ngày nay không “giỏi” bằng thế hệ
trước. Chưa hẳn vậy! Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt do sự thay đổi
về môi trường xã hội và công nghệ. Đa số SV hiện nay “gần” với xã hội,
năng động, chủ động, tự tin hơn; và nhờ cập nhập thông tin, họ “biết”
nhiều và giao thiệp tốt hơn. SV CNTT tham gia hoạt động xã hội không còn
là chuyện lạ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, SV CNTT ngày nay có thể biết
nhiều nhưng thiếu chuyên sâu, mau chán, thiếu kiên nhẫn và phân tâm hơn
thế hệ trước vì có nhiều yếu tố tác động: xã hội thay đổi, nhịp sống sôi
động, nhiều cơ hội rộng mở hơn…

Một điểm khác cũng góp phần tạo
sự khác biệt giữa các thế hệ. Cách đây nhiều năm, chỉ tiêu tuyển SV
CNTT rất ít, chỉ có ở vài trường đại học lớn với số điểm chuẩn khá cao.
Do đó, phần lớn SV lúc đó là thành phần “tinh hoa” chắt lọc từ phổ
thông, có nền tảng cơ bản tốt, có ý chí, cần cù, nỗ lực. Những tố chất
này đã tạo cho họ phong cách học tập và làm việc chỉn chu.

Hiện
nay, việc đào tạo CNTT có mặt ở hầu hết các trường ĐH và nhiều cơ sở,
trung tâm đào tạo với số lượng tuyển khá lớn. Chỉ tiêu đầu vào cũng
không còn quá khó so với ngành nghề khác, và ngành CNTT cũng không còn
là ngành “hot” thu hút SV. Mặc dù chương trình đào tạo đã được thay đổi
và cải tiến khá nhiều so với trước, vẫn có những SV CNTT xuất sắc nhưng
tỷ lệ thấp; còn đa số không phải là thành phần ưu tú từ phổ thông, vì
thế năng lực cũng mang tính đại trà, loãng hơn.

Trong thực tế,
doanh nghiệp CNTT luôn phàn nàn là rất khó tuyển hoặc tuyển đủ nhân lực
có thể làm việc ngay được. Ở đây, vấn đề không phải là nhiều hay ít, mà
là chất lượng của nguồn nhân lực. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân mà
rất nhiều cuộc hội thảo đã bàn đến. Nếu bỏ qua các nguyên nhân khách
quan (chương trình đào tạo, nhu cầu công việc…), nguyên nhân chủ quan từ
phía SV cũng chiếm phần khá quan trọng. Tham gia nhiều buổi tiếp xúc,
phỏng vấn và tuyển dụng SV, tôi và đồng nghiệp nhận ra nhiều SV hiểu về
thực tế rất phiến diện. Đó chính là sự hiểu biết không đầy đủ về những
yếu tố liên quan đến công việc, từ đó đã dẫn đến sự chuẩn bị chưa đầy
đủ, thậm chí không có chuẩn bị sẵn sàng cho nghề nghiệp.
"Thông
điệp để thành công cho nhiều ngành nghề, không chỉ riêng CNTT, đó là:
Giá trị và Khác biệt, chứ không phải học cái gì hay học ở đâu?".


rất nhiều SV, có lẽ do thiếu thông tin, đã đổ xô vào học hay nghiên cứu
lĩnh vực theo trào lưu, hoặc các em cho rằng lĩnh vực đó đang “hot”,
bất chấp nhu cầu thực tế. Một số em lại thích một lĩnh vực theo cảm
tính, như tư vấn giải pháp ERP, nhưng không biết nên làm gì và bắt đầu
từ đâu vì kiến thức trong nhà trường chỉ giới thiệu khái quát hoặc không
có trong chương trình. Số khác cố gắng đi làm thêm chỉ để bảo đảm mình
có đủ “kinh nghiệm” dù công việc không liên quan hoặc chẳng giúp gì cho
việc tích lũy kinh nghiệm. Nhiều SV thật sự không biết rằng trong lĩnh
vực CNTT, hẹp hơn là phần mềm, có rất nhiều vị trí khác nhau cần các tố
chất khác nhau và sự chuẩn bị kỹ càng, chứ không chỉ là cần lập trình
viên. Chính sự hiểu biết chưa thấu đáo này dẫn đến SV đổ xô đi học lập
trình tạo nên tình trạng "thừa nhưng thiếu" nhân lực CNTT. Một điểm nữa
cũng khá quan trọng đối với SV là kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ.
Nhưng SV thật sự đầu tư chưa đúng mức, và chưa hiểu vai trò quan trọng
của những yếu tố này đối với công việc sau này.
Tôi
cho rằng, SV CNTT, cũng tương tự các ngành khác, nếu có sự chuẩn bị đầy
đủ, có nền tảng kiến thức, khả năng tư duy và kỹ năng thực hành thì
hoàn toàn không khó tìm việc và phát triển nghề nghiệp vững chắc. Như đã
có lần tôi nói chuyện với các em ở ĐHBK, ngay cả thời điểm khủng hoảng
năm 2008-2009, nhiều công ty CNTT phải cắt giảm nhân lực, nhưng chưa bao
giờ các nhân viên có năng lực phải ra đi. Thực tế là người làm “được
việc” luôn cần thiết và có chỗ đứng trong mọi hoàn cảnh. Thông điệp để
thành công cho nhiều ngành nghề, không chỉ riêng CNTT, đó là: Giá trị và
Khác biệt, chứ không phải học cái gì hay học ở đâu?

Tôi cho
rằng, nhà tuyển dụng và các cơ sở đào tạo cần giải đáp các thắc mắc về
định hướng, giúp SV có cái nhìn rõ hơn ở nhiều khía cạnh liên quan đến
nghề nghiệp.
Giải pháp ngắn hạn và dài hạn

Để
giải quyết vấn đề này tôi cho rằng cần có giải pháp ngắn hạn và giải
pháp căn cơ dài hạn. Giải pháp ngắn hạn phụ thuộc vào SV. Chính họ phải
tìm hiểu, nắm bắt các cơ hội trau dồi, trang bị kiến thức, các kỹ năng
và tích lũy kinh nghiệm thực hành.
Ngày
hội Việc làm & Đào tạo ngành CNTT 2011 - iDay 2011 sẽ diễn ra vào
ngày 11/3/2011 tại Công viên Phần mềm Quang Trung, TP.HCM, nằm trong
chuỗi hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Công viên Phần mềm Quang Trung
(16/3/2001 - 16/3/2011). iDay 2011 hưởng ứng Đề án “1 triệu nhân lực
ngành CNTT đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo nên cơ
hội gắn kết nhu cầu nguồn lực của doanh nghiệp với khả năng đào tạo của
nhà trường.

Giải
pháp căn cơ và dài hạn liên quan đến rất nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố
ngắn hạn không thể thiếu, chất lượng giáo dục, trình độ phát triển và
ứng dụng công nghệ và CNTT trong toàn bộ nền kinh tế phải được cải
thiện. Giải quyết được vấn đề này sẽ kích thích các yếu tố quan trọng
khác như thu nhập và triển vọng nghề nghiệp phát triển, từ đó sẽ tăng
chất lượng nguồn nhân lực. Nhiều người cho rằng công nghiệp CNTT Việt
Nam khó phát triển vì nút thắt cổ chai của chất lượng nguồn nhân lực.
Điều này đúng nhưng chưa đủ. Tôi cho rằng đây là bài toán 2 chiều. Thực
tế, nguồn nhân lực không thể tự nó phát triển đỉnh cao nếu chỉ trông chờ
vào đào tạo mà thiếu động lực chính là nhu cầu và trình độ ứng dụng
công nghệ. Đào tạo cơ bản không thể giúp SV trở thành chuyên gia, mà
chính thực tiễn ứng dụng mới là nền tảng. Về bản chất đây cũng là bài
toán cung cầu. Do đó, để giải quyết vấn đề một cách cơ bản, chúng ta cần
có những chiến lược và chính sách hợp lý, với nỗ lực thực hiện và quyết
tâm đạt các mục tiêu đề ra. Từ đó nhiều khía cạnh của bài toán mới được
giải quyết đồng bộ, hiệu quả và đúng quy luật.
















ID: B1103_62
Về Đầu Trang Go down
http://Svvn.us
Xem thêm bài khác:

Sinh viên thiếu thông tin hướng nghiệp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: PHÒNG TIN TỨC :: Giáo dục - Hướng nghiệp-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL