Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
Admin (730)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
whitehat (313)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
RongK9 (204)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
Blogsoft (171)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
lightspeed (154)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
kosak1213 (112)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
thaikiet (54)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
Hội ngộ Vote_lcapHội ngộ Voting_barHội ngộ Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

Hội ngộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
hunghsmn
Tiểu Học
Tiểu Học
hunghsmn

Tổng số bài gửi : 21
Birthday : 10/10/1953
Cầm Tinh : Tị
Age : 70
Ngày nhập học : 09/11/2010

Job/hobbies : Không
Tài Sản Cá Nhân : Xe Môtô CBR

Hội ngộ _
Bài gửiTiêu đề: Hội ngộ Hội ngộ EmptyMon Jun 27, 2011 9:09 am

Hội ngộ sau 36 năm


Vừa rồi mình có việc đi Đà Nẵng nên tình cờ gặp Dũng đang làm nghề sửa xe máy bên một đường phố ở Đà Nẵng. Mặc dù đã 36 năm rồi nhưng chúng mình nhận ra nhau ngay. Những kỷ niệm sâu sắc của một thời Học sinh Miền Nam (HSMN) lại trỗi dậy trong lòng chúng mình.

Câu chuyện bên quán nước cũng như như bao câu chuyện của HSMN khi gặp nhau, hỏi thăm nhau về 36 năm qua, về cuộc sống hiện nay, về nhũng bạn HSMN khác...
Dũng hỏi mình:
- Mày còn nhớ thằng Hùng không ?
- Hùng nào?
- Lê Tấn Hùng ở lớp mình đó.
- Tao quên mất rồi.
Dũng ngập ngừng một chút rồi nói :
- Nó bây giờ bác sĩ trả về rồi đang nằm chờ chết.
- Ui, sao vậy ?
Dũng kể sơ qua về bệnh tình của Hùng sau một lần Tai nạn.
- Tao chưa nhớ Hùng nào, nhưng chỉ cần là HSMN thì mày dẫn tao đi thăm nó đi. Bây giờ đi chỗ nào mua ít trái cây hay gì đó rồi đi. Tao chỉ tranh thủ được có buổi sáng nay thôi.
- Không cần mua gì đâu, nó có ăn uống gì được đâu mà mua. Mày có tiền thì cho nó vài trăm là quí hơn.
- Ừ, nhưng mà vậy kỳ quá, cũng phải được một triệu chứ, nhưng mà tao không chuẩn bị chuyện này nên không có, không lẽ cho nó vài ba trăm?
- Vợ nó chạy chợ kiếm từng đồng nuôi nó thì bao nhiêu cũng quý mà.

Vậy là Dũng gửi gara lại cho một bạn cùng làm để đi với mình. Vừa mới ngồi lên xe máy tự nhiên mình nhớ ra Hùng. Đến nơi mặc dù đang nằm trên giường với bệnh hiểm nghèo , nhưng Hùng cũng chỉ mất vài giây là nhận ra mình ngay.
- Huỳnh Hùng ở Phú Yên phải không ?
Sau cái gật đầu của mình là Hùng bật khóc như một đứa trẻ. Chính xác là Hùng đã khóc cùng lúc với câu hỏi nhưng nén lại.
Đến lược mình và Dũng cũng không nén lòng được.
Ngồi một lúc mình lấy đưa cho con gái của Hùng 400 :
- Cháu giúp chú mua gì cho ba nhé.
Mình đưa cho cháu máy ảnh nhờ chụp, và quay lại nói với 2 bạn
- Hai đứa lau nước mắt đi rồi chụp với tao một kiểu ảnh làm kỷ niệm. Vì có thể sẽ không bao giờ gặp lại Hùng được nữa. Cón nếu may mắn chúng ta còn gặp lại ở Nha Trang thì lúc đó càng hạnh phúc hơn.

Sau câu nói của mình, Hùng bật khóc to, nhưng rồi tấm ảnh cũng được chụp:

Hội ngộ DSC00478
Gặp nhau sau 36 năm

Mình không ngờ các bạn HSMN của mình còn có những hoàn cảnh thật thương tâm.
Về Đầu Trang Go down
hunghsmn
Tiểu Học
Tiểu Học
hunghsmn

Tổng số bài gửi : 21
Birthday : 10/10/1953
Cầm Tinh : Tị
Age : 70
Ngày nhập học : 09/11/2010

Job/hobbies : Không
Tài Sản Cá Nhân : Xe Môtô CBR

Hội ngộ _
Bài gửiTiêu đề: Re: Hội ngộ Hội ngộ EmptyMon Jun 27, 2011 9:10 am

Về tình bạn hsmn thì có một bạn hsmn khác của mình đã viết:

"Có một danh từ không có trong từ điển các danh từ Tiếng Việt thường được viết tắt là HSMN; có một hội không cố định trong mạng lưới các hiệp hội ở Việt Nam: Hội Học Sinh Miền Nam; có một đường day liên lạc không vô tuyến mà cũng chẳng hữu tuyến, nối liền giữa các miền đất nước của bản đồ nước Việt hình chữ S: Ban liên lạc HSMN, và có một huyết thống tình cảm thật lạ, ngoài phạm trù sinh học, nó kết nối một mối tình tha thiết và mãnh liệt giữa những con người không có máu mủ ruột rà, chẳng bà con họ hàng, không cùng một quê hương, không cùng một thế hệ, không cùng một mái trường và không kể gì đã biết nhau rồi hay chưa, hễ nghe xưng là HSMN, thì lập tức mừng tủi, sẵn sàng thương yêu, dìu dắt và giúp đỡ nhau.

Ấy bởi vì 50 năm trước đã có những mái trường mang tên trường HSMN được hình thành trên đất Bắc, ấy rồi 30 năm qua từ lúc những mái trường ấy giải tán, lưu lại cho những đứa trẻ đã lớn lên từ đó một ký ức thương nhớ khôn nguôi.

Hai mươi năm tồn tại là 20 năm xây dựng nên một mối ân tình lạ lùng của Nhân dân Miền Bắc đối với con em Miền Nam, của những thầy cô, má 2 miền tình nguyện thay thế những người cha, người mẹ của những đứa trẻ xa vắng quê hương. Nó là mối ân tình anh chị em ruột thịt được nảy sinh một cách lạ lùng giữa các học trò qua các thế hệ."


Vậy HSMN là gì?

Một bạn HSMN khác đã viết trên báo Bình Định:

"Học sinh miền Nam - Trường học sinh miền Nam

Xuất hiện từ những năm 1954-1955, kết thúc vào giữa năm 1975, trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại, học sinh miền Nam (HSMN) - Trường HSMN đi vào lịch sử giáo dục như một ngôi sao sáng chói giữa những ngôi sao trường học Việt Nam, và đã trở thành một hiện tượng lịch sử giáo dục.

Bác Hồ đến thăm cô giáo và các cháu HSMN ở Hải Phòng trong dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6-1957

Đi đôi với những biến động của cách mạng miền Nam, các lớp cán bộ, chiến sĩ và nhiều học sinh, con em của đồng bào miền Nam ruột thịt từ đồng bằng sông Cửu Long đến sông Bến Hải, đã lần lượt lên đường ra miền Bắc, chủ yếu ở ba thời điểm và thời kỳ: sau tập kết (1954-1959); sau Đồng khởi (1960-1968); sau Tết Mậu Thân (1969-1975).

Tùy từng thời kỳ và hoàn cảnh cũng như đối tượng cụ thể của từng khu, từng miền trong Nam ra mà tổ chức, phân loại, sắp xếp HSMN vào học tại các trường phổ thông của học sinh miền Bắc, hoặc học tại các trường nội trú: Trường HSMN.

Trường HSMN, lúc nhiều nhất có đến 28 trường, có từ vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 đến cấp 3; có trường dành cho con em các dân tộc ít người, Hoa kiều; có trường học theo chương trình phổ thông, có trường học theo chương trình bổ túc văn hóa; có trường nam riêng, nữ riêng. Các trường HSMN được xây dựng tại nhiều địa phương trên miền Bắc: Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông, Hòa Bình, Kiến An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An và ở Quế Lâm (Trung Quốc)…

Trong hoàn cảnh miền Bắc còn nghèo khổ, lại phải tập trung ưu tiên số một nhân tài, vật lực cho cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, nhưng các trường HSMN đã được Đảng, Bác Hồ và nhân dân miền Bắc đầu tư ưu tiên về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi và dạy học sinh; đầu tư về ngân sách; đầu tư ưu tiên về đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý chỉ đạo.

Để quản lý, Bộ Giáo dục tổ chức Khu giáo dục HSMN, rồi Cục I, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một thứ trưởng, chuyên trách về các vấn đề giáo dục và sinh hoạt của các trường HSMN.

Cán bộ, giáo viên điều về các trường HSMN đều được chọn lọc kỹ càng trong số cán bộ, giáo viên tốt của miền Bắc, của miền Nam tập kết. Vừa có trình độ chuyên môn tốt vừa có phẩm chất đạo đức "thật thà đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình" (thư của Hồ Chủ tịch gửi học sinh và cán bộ các trường miền Nam ngày 1-6-1955). Với TÌNH THƯƠNG, tinh thần trách nhiệm, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách của một loại nhà trường mới - trường nội trú, của một đối tượng học sinh mới, vươn tới thực hiện được mục tiêu đào tạo, sáng tạo được mô hình nhà trường mới: nuôi tốt, dạy tốt, học tốt.

Trường nội trú HSMN vừa là nhà thay mặt cha mẹ gia đình học sinh, chăm lo nuôi dưỡng con em nên người; vừa là trường có trách nhiệm nuôi dạy các em thành chiến sĩ, cán bộ nòng cốt theo mục tiêu đào tạo. Nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo "vừa là nhà, vừa là trường" là một đặc trưng lịch sử của trường HSMN. Đây là sự kết hợp hữu cơ giữa phương pháp giáo dục truyền thống của gia đình với các phương pháp sư phạm của nhà trường.

Bí quyết thành công của nhiều giáo viên trường HSMN là tiến hành công tác giáo dục bằng TÌNH THƯƠNG yêu học sinh đi đôi với tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp. Cách dạy của giáo viên trường HSMN là vừa nghiêm túc vừa đi sâu vào kỹ thuật giảng dạy, phấn đấu dạy hay, dạy tốt chứ không dừng lại ở yêu cầu dạy đúng, dạy đủ.

Cô chú phục vụ các trường HSMN đã chăm lo cho học sinh như chăm lo cho con em mình. Cô chú đã dạy cho học sinh từ cách tắm rửa, giặt giũ, cách mặc quần áo. Mỗi khi học sinh ốm đau, hoặc những lo âu… trong những giây phút ấy, thầy cô là nơi nương tựa, là chỗ dựa tâm hồn, là nguồn an ủi để các em vươn lên.

Các HSMN được giáo dục toàn diện về văn - thể - mỹ và được chăm lo đầy đủ mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần. Trong điều kiện được dạy dỗ như vậy, đa số HSMN có phẩm chất chính trị tốt, có đủ kiến thức văn hóa, trở thành đội ngũ cán bộ quý, cung cấp nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, cán bộ khoa học - kỹ thuật của đất nước, cán bộ chỉ huy trong lực lượng vũ trang. Anh chị em HSMN khi rời ghế nhà trường đã tích cực tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, nhiều HSMN trở thành những cán bộ quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học- kỹ thuật nòng cốt của các tỉnh, thành phố trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật…

Tính chung, HSMN được ra ăn học ở miền Bắc từ sau hiệp định Giơnevơ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng lên đến gần 30.000 học sinh, trong đó có hơn 1.000 học sinh tỉnh Bình Định. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có trên 160 thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các trường HSMN và hơn 900 HSMN (trong đó có gần 90 là người dân tộc thiểu số) đang sinh sống ở tỉnh nhà. Có 10 tiến sĩ, hơn 620 người có trình độ thạc sĩ, chuyên khoa 2, chuyên khoa 1 và đại học; 17 người có trình độ cao đẳng và hơn 80 người có trình độ trung học chuyên nghiệp đã và đang công tác trên nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở bất kỳ địa phương nào trong tỉnh, đa số anh chị em đều đã phát huy những điều đã học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cống hiến hết sức mình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội và an ninh của địa phương, của tỉnh, xứng đáng là HSMN"
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 730
Birthday : 08/02/1985
Cầm Tinh : Tý
Age : 39
Ngày nhập học : 17/09/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : Giáo Viên
Tài Sản Cá Nhân : Tàu siêu tốc

Hội ngộ _
Bài gửiTiêu đề: Re: Hội ngộ Hội ngộ EmptyMon Jun 27, 2011 8:10 pm

cháu chào Bác Hùng, Cháu rất vui khi nhận được một bài tâm sự của bác tại diễn đàn học sinh Xuân Lộc của chúng cháu! và cháu không biết nói gì hơn ngoài lời chúc đến bác Lê Tấn Hùng và toàn thể các bác trong HSMN có nhiều sức khoẻ!
Về Đầu Trang Go down
http://thptxuanloc.tk
Sponsored content




Hội ngộ _
Bài gửiTiêu đề: Re: Hội ngộ Hội ngộ Empty

Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

Hội ngộ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: NHỊP CẦU BÈ BẠN :: Giải bày tâm sự-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL