Trường THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trường THPT Xuân Lộc

Trường THPT Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  WebsiteWebsite  Tra CứuTra Cứu  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Top posters
♪-Peter-♪ (1229)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
Admin (730)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
JabbaWocKeez (342)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
whitehat (313)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
RongK9 (204)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
Blogsoft (171)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
lightspeed (154)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
kosak1213 (112)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
thaikiet (54)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
kidpro1409 (44)
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_lcapĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Voting_barĐây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:

Share|

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyMon Jan 03, 2011 10:32 pm

Topic của mình tổng hợp và tóm tắt sinh học 10 từ phần 3 trở đi

Bạn nào có thắc mắc, không hiểu hoắc, thấy sai thì cứ comment nhé, mình sẽ sửa lại

Và Bây giờ Bắt đầu bài

PHẦN III:SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 33: DINH DƯỠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I. Khái niệm vi sinh vật
:
- Vi sinh vật là những cơ thể sống, có kích thước nhỏ bé, đơn bào
- Vi sinh vật có khả năng hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
II Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng
:
1. Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản:

a. Khái niệm:
Môi trường nuôi cấy là dung dịch các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
b. Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản:

- Môi trường tự nhiên: Là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton…
- Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: Là môi trường
chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và
một số chất khác với số lượng và thành phần xác định.
2. Các kiểudinh dưỡng:

* Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưỡng:

- Nguồn các bon chủ yếu
- Nguồn năng lượng.
* Các kiểu dinh dưỡng:

[You must be registered and logged in to see this link.]


III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:

1. Khái niệm chuyển hóa vật chất:

Tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào VSV được xúc tác bởi các enzim gọi là chuyển hóa vật chất.
- Có 3 kiểu :

+ Hô hấp hiếu khí: Là sự phân giải cacbohidrat xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là O2.
+ Hô hấp kị khí: Là sự phân giải cacbohidrat xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là NO3-, SO4^2- hay CO2.
+ Lên men là sự phân giải khị khí cacbohidrat, xúc tác bởi enzim trong đó chất nhận electron tận cùng là chất hữu cơ (glucôzơ)



Cơm Thêm :

Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. So sánh 2 kiểu chuyển hoá vật chất: hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Hướng dẫn trả lời



Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
– Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế
bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 00 µm
(đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào,
không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi,
một số là tập hợp đơn bào.
– Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm
chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh,
phân bố rộng.
– Ví dụ về vi sinh vật:
+ Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể…
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi…



Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Có ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản:
a. Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên
không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao
nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu
tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các
axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất
khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn
nitơ và cacbon).
b. Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết
thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể
sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn
là nguồn nitơ.
c. Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự
nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt,
cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng…
– Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể).
– Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào
môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch (agar - một loại pôlisaccarit phức tạp
chiết rút từ tảo đỏ ở biển).



Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
Khác với thực vật và động vật, dinh dưỡng ở sinh vật có tính đa dạng
hơn. Dựa vào hai thông số nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu,
người ta chia các hình thức dinh dưởng của vi sinh vật thành bốn kiểu
dinh dưỡng cơ bản sau:


Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII 10S2203



Câu 4. Hướng dẫn trả lời:


Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII 10S2204



Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận
điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2,
N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá
trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân
đạm (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân
nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat
có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.





Chúc các bạn học tốt !!



Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyTue Jan 04, 2011 7:01 am

Bài 34: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I.
Đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp ở vi sinh vật:
1. Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin:

- ADN có khả năng tự sao chép, ARN được tổng hợp trên mạch ADN, prôtêin
được tạo thành trên ribôxôm.
ADN ==[phiên mã]==> ARN ==[dịch mã]==> Prôtêin
- Một số virut còn có quá trình phiên mã ngược.
2. Tổng hợp pôlisaccarit:

Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP – glucôzơ
(glucôzơ)n + ADP – glucôzơ ====> (glucôzơ)n+1 + ADP
- Một số VSV còn tổng hợp kitin và xenlulôzơ.
3. Tổng hợp lipit:
Glixêrol + axit béo " lipit
II. Ứng dụng sự tổng hợp ở VSV:

* Cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự tổng hợp ở VSV:
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh
+ Tổng hợp sinh khối cao.
1. Sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào):

- Sản xuất sinh khối để cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới bị thiếu prôtêin như Châu phi, Châu Á
- VD: (SGK)
2. Sản xuất axit amin:

- Lên men VSV thu được các axit amin, đặc
biệt là các axit amin không thể thay thế để bổ sung vào thức ăn có
nguồn gốc cây trồng.
3. Sản xuất xúc tác sinh học:

- Chất xúc tác sinh học là các enzim ngoại bào do VSV tổng hợp và tiết vào môi trường.
- Enzim ngoại bào được sử dụng trong đời sống: VD trong SGK
4. Sản xuất gôm sinh học:

- Khái niệm: Gôm là pôlisaccarit do VSV tiết vào môi trường
- Vai trò: Bảo vệ tế bào VSV khỏi bị khô, ngăn virut, là nguồn dự trữ các bon và năng lượng.
- Sử dụng gôm:
+ Sản xuất kem phủ bề mặt bánh.
+ làm chất phụ gia trong khai thác dầu hỏa.
+ Trong sinh học làm chất thay huyết tương, trong sinh hóa làm chất tách chiết enzim.



QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I.
Đặc điểm chung của các quá trình phân giải ở VSV:
- Các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (như tinh bột, prôtêin… ) " VSV phải tiết vào môi trường enzim thủy phân tương ứng để phân giải các chất trên " các chất đơn giản " vận chuyển qua màng vào tế bào
1. Phân giải axit nuclêic và prôtêin:

- Axit nuclêic==[ nuclêaza]==>nuclêôtit
- Prôtêin ==[ prôtêaza]==>axit amin
2. Phân giải pôlisaccarit:

- Tinh bột ==[ amilaza]==>glucôzơ
- Xenlulôzơ ==[ xenlulaza]==>glucôzơ
- Kitin ==[ kitinaza]==>N – axêtyl – glucôz
3. Phân giải lipit:

- Lipit ==[ lipaza]==>axit béo + glixêrol
II. Ứng dụng của các quá trình phân giải của VSV:

1. Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc:

- Sản xuất thực phẩm cho người:
+ Trồng nấm ăn trên các bãi thải thực vật (rơm rạ, bã mía…)
+ Sản xuất tương dựa vào enzim của nấm mốc và vi khuẩn nhiểm tự nhiên.
+ Muối dưa cà nhờ vi khuẩn lên men lactic
+ Sản xuất rượu: Sử dụng amilaza từ nấm mốc:
Tinh bột ==[ nấm mốc]==> glucôzơ " êtanol + CO2
- Sản xuất thức ăn cho gia súc:
Nuôi cấy nấm men trên nước thải từ nhà máy chế biến sắn, khoai tây, dong…để thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc.
2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng:

- Xác ĐV, TV ==[ vi sinh vật phân giải]==>Chất dd cho cây
- Rác thải ==[ vi sinh vật]==>phân bón
3. Phân giải các chất độc:

- Vi khuẩn, nấm phân giải các chất độc ( thuốc trừ sâu, diệt cỏ..) tồn đọng trong đất " giảm mức độ ô nhiểm
4. Bột giặt sinh học:

- Là bột giặt cho thêm vào một số enzim VSV như amilaza, prôtêaza… để tẩy sạch các vết bẩn.
5. Cải thiện công nghiệp thuộc da:

Sử dụng enzim từ VSV thay hóa chất " tăng chất lượng da và tránh ô nhiểm môi trường.
III. Tác hại của quá trình phân giải ở VSV:
Hoạt tinh phân giải VSV gây hư hỏng thực phẩm, làm giảm chất lượng sản phẩm.



Cơm Thêm Cho Cả 2:

Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Kể tên một số loại enzim tham gia phân giải các chất ở vi sinh vật?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Trình bày quá trình tổng hợp các chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong đời sống con người?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là
hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống
của tế bào?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là
nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có
trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic
trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng
ruột và trở nên xốp hơn.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân
giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này
ta được các loại nước mắm, nước chấm... sử dụng trong đời sống hàng
ngày.
– Sử dụng các loại enzim ngoại bào như amilaza thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu...
– Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo ra các thực phẩm như: sữa chua,
dưa chua, quả dưa chuột muối, cà muối... Sử dụng nấm men rượu trong sản
xuất rượu, nấm men bánh mì trong sản xuất bánh mì...


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– prôtêaza tham gia phân giải prôtêin.
– lipaza tham gia phân giải lipit.
– amilaza tham gia thủy phân tinh bột.
– xenlulaza tham gia phân giải xenlulozơ.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin,
chúng sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
+ Tổng hợp prôtêin: sự tổng hợp prôtêin diễn ra tương tự ở mọi tế bào
sinh vật do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit:
n(axit amin) → prôtêin
+ Tổng hợp pôlisaccarit : ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và
glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP-glucôzơ (ađênôzin
điphôtphat-glucôzơ):
(Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ? → (Glucôzơ)n+1 + ADP
+ Tổng hợp lipit: vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixêrol
và các axit béo. Glixêrol là dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêtôn-P (trong đường
phân). Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của
các phân tử axêtyl-CoA.
+ Tổng hợp axit nuclêic: các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và
axit phôtphoric để tạo ra các nuclêôtit, sự liên kết các nuclêôtit tạo
ra các axit nuclêic.
– Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật trong đời sống con người
+ Con người khai thác đặc điểm của VSV như tốc độ sinh trưởng và tổng
hợp sinh khối cao để sản xuất các sản phẩm sinh học. 500 kg nấm men có
thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn prôtêin.
+ Sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo prôtêin đơn bào...
+ Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các enzim ngoại bào của vi sinh
vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế
quốc dân, chẳng hạn:
* Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong
công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô…
* Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…
* Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và
xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt…
* Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều
nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào bởi vì đồng hóa
tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị hóa phân giải
các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyTue Jan 04, 2011 7:05 am

Tèn tén ten : Đây là Phần Cool

Thực hành
LÊN MEN ÊTILIC

I.Cách tiến hành :
1. Thí nghiệm:

- Dùng 3 bình thủy tinh hình trụ 2000ml
+ Bình 1: 1500ml dung dịch nước đường 10%
+ Bình 2: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men có thêm nước cam
+ Bình 3: 1500ml dung dịch nước đường 10% và 20 ml dung dụch bột bánh men từ bình tam giác (đã chuẩn bị trước 48 h)
2. Hiện tượng:

- Dung dịch trong bình bị xáo trộn như bị khuấy liên tục.
- Bọt khí sủi lên liên tục
- Dung dịch đục nhất ở bình 3 rồi đến bình 1
- Trên mặt dung dịch có một lớp váng dày.
- Đáy có một lớp cặn mỏng
- Mở hé bình thấy có mùi rượu
- Vị ngọt của dịch lên men giảm dần, có vị rượu và chua của giấm tăng lên
- Ỏ bình 2 lít sờ tay vào thành bình thấy ấm lên so với môi trường ( rõ nhất ở bình 3)
II. Viết thu hoạch
:
* Giải thích hiện tượng:

- Sự chuyển động của dịch lên men là do
nấm men phân giải đường thành rượu, giải phóng ra CO2, CO2 thoát ra làm
xáo trộn dung dịch trong bình.
- Chứng tỏ phản ứng lên men rượu đã xãy
ra, rượu và CO2 đã được hình thành trong quá trình lên men êtilic làm
giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu.
- Lớp váng trên mặt dung dịch là xác nấm
men và các chất xơ trong quả. Lớp cặn đáy bình là xác nấm men. Đây là
phản ứng sinh nhiệt nên làm ấm bình.
* Phản ứng hóa học:

Biến đường saccarôzơ thành rượu êtilic và CO2:
(C6H10O5)n " C6H12O6
C6H12O6 " 2C2H5OH + 2CO2 + Q


LÊN MEN LACTIC





I. Làm sữa chua :
*Cách tiến hành:

- Lấy 100 ml sữa đặc cho vào ống đong. Rót thêm 350 ml nước sôi, khuấy đều.
- Để nguội đến 400C cho 1 thìa sữa chua Vinamilk, khuấy đều đổ ra cốc nhựa
- Đưa vào tủ ấm 400C hay hộp xốp
- Sau 6 -8 giờ sữa đông tụ lại là sữa chua đã được hình thành.
- Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh
*Quan sát hiện tượng:

- Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà.
- Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại)
- Hương thơm nhẹ
- Vị ngọt giảm, tăng vị chua
*Giải thích hiện tượng:

-Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa
thành axit lactic, đồng thời trong quá trình lên men đã có sự tỏa nhiệt
và biến đổi của prôtêin làm sữa đông tụ lại, vị ngọt của sữa giảm, vị
chua tăng lên đồng thời lên men phụ tạo ra điaxêtyl, các este và các
axit hữu cơ làm cho sữa có vị chua thơm ngon
*Kết luận:

Vi khuẩn lactic đã biến đường thành axit lactic
Lactôzơ ====> Galactôzơ + Glucôzơ (xúc tác là vi khuẩn lactic)
Glucôzơ ====> axit lactic (xúc tác là vi khuẩn lactic)

II. Muối chua rau quả:

*Tiến hành

- Rau cải cắt nhỏ 3- 4 cm, phơi se mặt.
- Đổ rau vào bình trụ
- Pha nước muối ấm 6% rồi đổ ngập rau
- Nén chặt đậy kín để nơi ấm
- Có thể cho thêm nước đường
*Quan sát hiện tượng

- Màu xanh của rau chuyển sang màu vàng
- Có vị chua nhẹ thơm
*Giải thích hiện tượng

- Vi khuẩn lactic đã phân giải một số đường có trong rau thành axit lactic theo phương trình:
Glucôzơ ==[ vi khuẩn lactic]==>axit lactic
- Do sự chênh lệch về nồng độ giữa trong và ngoài tế bào, nên nước đã đi từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương " làm cân bằng sự chênh lệch nồng độ đó, giúp cho quá trình lên men lactic xãy ra.
Kết luận Rau đã biến thành dưa chua.
Về Đầu Trang Go down
♪-Peter-♪
SuperMod
SuperMod
♪-Peter-♪

Tổng số bài gửi : 1229
Birthday : 29/12/1994
Cầm Tinh : Tuất
Age : 29
Ngày nhập học : 16/12/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Thể Thức 1

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyTue Jan 04, 2011 7:12 am

SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I. Khái niệm sinh trưởng:
1. Khái niệm:

Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
- Công thức:
1 tế bào ==[ n lần phân bào]==>2^n tế bào
2. Thời gian thế hệ (g):

- Là thời gian từ khi sinh ra một tế bào
cho đến khi tế bào đó phân chia hay thời gian để số tế bào trong quần
thể tăng gấp đôi.
VD: (SGK)
- Thời gian thế hệ khác nhau tùy loài, tùy vào môi trường nuôi cấy.
- Bài tập vận dụng: Thời gian thế hệ của
vi khuẩn E. Coli trong môi trường thuận lợi ở 400C là 20 phút. Biết quần
thể ban đầu có 105 tế bào. Hỏi sau 2h, số tế bào trong quần thể là bao
nhiêu?
Nt = N0 x 2^n
II. Sinh trưởng của quần thể VSV
:
1. Nuôi cấy không liên tục:
là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
* Quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo 4 pha:
a. Pha tiềm phát (Pha lag)

- Vi khuẩn thích ứng với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
- Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim.
b. Pha lũy thừa ( Pha log)

- Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ.
- Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt cực đại
- Thời gian thế hệ đạt mức hằng số
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
c. Pha cân bằng:

- Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
d. Pha suy vong:

- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do số tế bào chết vượt quá tế bào mới sinh ra.
- Nguyên do:
+ Chất dinh dưỡng cạn kiệt
+ Chất độc hại tích lũy
2. Nuôi cấy liên tục:

- Nguyên tắc:
Dùng môi trường luôn
đổi mới bằng cách bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và loại bỏ không
ngừng các chất thải để duy trì ổn định môi trường.
- Mục đích:
Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV.
- Ý nghĩa
: Sản xuất sinh khối để
thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tinh sinh học như các
axit amin, enzim, các kháng sinh, hoomon…


SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT


I. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:

1. Phân đôi:

Quá trình phân đôi ở vi khuẩn:
- Tế bào tăng về kích thước.
- Tổng hợp mới các enzim, riboxôm, nhân đôi AND
- Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2 ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt.
- Thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

a. Nảy chồi: Ở một số vi khuẩn sống trong nước.
- Tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một vi khuẩn mới.
b. Tạo bào tử:

- Phân đỉnh của sợi khí sinh, phân cắt tạo thành một chuỗi bào tử " bào tử phát tán " nảy mầm tạo thành một cơ thể mới.
II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
:
1. Phân đôi và nảy chồi:

Ở nấm men:
- Một số sinh sản bằng cách phân đôi, tế bào được phân cách bằng vách ngăn, tạo 2 tế bào con.
- Đa số sinh sản bằng nảy chồi:
+ Từ tế bào mẹ, mọc ra một chồi, chồi lớn dần nhận đựơc đầy đủ các thành phần của tế bào mẹ.
+ Chồi tách khỏi cơ thể mẹ và hình thành cơ thể độc lập.
2. Sinh sản hữu tính và vô tính:

a. Sinh sản hữu tính của nấm men:

[You must be registered and logged in to see this link.]

b.Sinh sản ở nấm sợi:

-Bào tử vô tính
+ Tạo thành chuỗi hay tạo thành bên trong các túi ở đỉnh của các sợi nấm kí sinh.
+ Bào tử áo có vach dày.
- Bào tử hữu tính:
+Bào tử đảm: ở mặt dưới của ngũ nấm ( nấm rơm ).
+Bào tử túi: nằm trong túi hay thể quả lớn.
+Bào tử tiếp hợp: được bao bọc bởi vách dày có thể kháng khô hạn hoăc nhiệt độ cao.
+Bào tử noãn: ở nấm thủy sinh có lông, roi.


Canh Thêm : Smile

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Moz-screenshotSinh trưởng của vi sinh vật
Câu 1.
Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên
tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân
hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy
ra?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1. Hướng dẫn trả lời:
– Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục
cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi
trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ
chất.
– Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi
trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên
không có pha tiềm phát.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng
thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được
tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật,
chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
– Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung,
các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng
tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương
đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
– Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII 10S2503
– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn
trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được
cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi
khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh
mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
+ Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia
mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời
gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ
nhất.
+ Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất
của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo
thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo
thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số
nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng
bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí), các
chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay đổi…
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng
tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại
tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số khác có
hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
– Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
– Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ khi sinh ra của một
tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hay số tế bào trong quần thể tăng
gấp đôi.
– Môi trường nuôi cấy không liên tục: môi trường nuôi cấy không được bổ
sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá
vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.
– Môi trường nuôi liên tục: là môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ
sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng chất thải. Nuôi
cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi sinh vật, các enzim,
vitamin, êtanol…


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:


Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII 10S2505

Sinh sản của vi sinh vật


Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?
Hướng dẫn trả lời
Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?
Hướng dẫn trả lời
Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân?
Hướng dẫn trả lời
Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử?
Hướng dẫn trả lời


Câu 1: Hướng dẫn trả lời:
– Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C
hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị
tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút.
Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử
mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí
khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.


Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
a. Phân đôi:
– Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa
chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và
dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là
mêzôxôm).
– Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm
tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để
tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
b. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
– Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên
ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan
(Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân
đốt của sợi dinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes).
– Vi khuẩn quang dưỡng màu tím (Rhodomicrobium vannielii) có hình thức
sinh sản bằng phân nhánh và nẩy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ
có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất
canxiđipicôlinat.


Câu 3. Hướng dẫn trả lời:
a. Sinh sản bằng bào tử:
– Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử
được hình thành trong túi), như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm
Penicillium, đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm
phân.
b. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi:
– Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nẩy chồi như nấm men rượu
(Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosacharomyces).
– Các tảo đơn bào như tảo lục (Chorophyta), tảo mắt (Euglenophyta),
trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay
sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử
nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.


Câu 4. Hướng dẫn trả lời:
Cùng có sự nhân đôi ADN và phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con nhưng
giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân có một số
điểm khác biệt chính: sinh sản phân đôi không hình thành thoi vô sắc,
không có các pha và các kì như nguyên phân.


Câu 5. Hướng dẫn trả lời:
– Cấu tạo: nội bào tử (Endospore) không phải là hình thức sinh sản mà
chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa
canxiđipicôlinat.
– Chức năng: bảo vệ tế bào khi gằp điêu kiện bất lợi do nó có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hóa chất, áp suất thẩm thấu...



=======> To be continue

p/s : Comment đi rồi làm tiếp Smile
Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII 290167
Về Đầu Trang Go down
lightspeed
Giáo Viên
Giáo Viên


Tổng số bài gửi : 154
Birthday : 07/07/1985
Cầm Tinh : Sửu
Age : 38
Ngày nhập học : 17/09/2010

Đến từ : THPT Xuân Lộc
Job/hobbies : Nhạc,....
Tài Sản Cá Nhân : Xe Môtô CBR

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re:Đây là TOPIC Sinh học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyThu Jan 06, 2011 12:06 pm

Tài liệu của em khá hay!!! Nhưng nó phải dựa trên kiến thức chuẩn thầy cô truyền đạt. Rất vui về sự đóng góp của em cho diễn đàn này.
Mong rằng em sẽ ngày càng chăm học hơn và sẽ có nhiều bài hay đóng góp cho diễn đàn...Chúc em vui!!! Basketball
Về Đầu Trang Go down
Kendy
Mầm Non
Mầm Non


Tổng số bài gửi : 1
Birthday : 22/05/1995
Cầm Tinh : Hợi
Age : 28
Ngày nhập học : 21/02/2011

Đến từ : Hà Nội
Job/hobbies : student
Tài Sản Cá Nhân : Xe Môtô CBR

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII EmptyMon Feb 21, 2011 6:56 pm

bài nè hay thật đó. em trường khác cũng phải công nhận nữa. mà mem gửi cũng tích cực thật đó. chắc mem nè học khối B òy.mong giúp được chỉ bảo ạ!:-)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII _
Bài gửiTiêu đề: Re: Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII Empty

Về Đầu Trang Go down
Xem thêm bài khác:

Đây là TOPIC Sinh Học 10 HKII

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
+ Viết tiếng việt có dấu để mọi người đọc được, để không bị hiểu sai ý nghĩa mình muốn diễn giải.
+ Lời lẽ phải lịch sự, không đuợc thô tục hay cải vã trong diễn đàn.
+ Nội dung bài trả lởi phải phù hợp với bài của chủ Topic, không được Spam.
+ Chia sẻ bài sưu tâm thì phải ghi rõ nguồn, để tôn trọng người viết.
+ Thực hiện những điều trên truớc khi gửi bài, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smilies vào bài viết thì bật a/A trên phải khung viết bài.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường THPT Xuân Lộc :: HỌC TẬP - TRAO ĐỔI :: SINH HỌC-
Chuyển đến:
Loading...
Free forum | Khoa học | Giáo dục, giảng dạy | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Web THPTXL