♪-Peter-♪
| | | |
Tổng số bài gửi : 1229 Birthday : 29/12/1994 Cầm Tinh : Age : 29 Ngày nhập học : 16/12/2010
Đến từ : THPT Xuân Lộc Job/hobbies : student Tài Sản Cá Nhân :
| | | | |
| Tiêu đề: Topic Để Cương Sử Học Kỳ II Sat Apr 16, 2011 11:39 pm | |
| | | | | Như đã nói trên Cô Hồng Cho 1 đề cương sử thật ác chiến Ởh đây mình sưu tầm như bài tóm tắt gọn hết mức của các bài sử bao gồm bài 30,31,32,33,34 trừ bài 27 các bạn tự ôn nhé ! Sẵn nói luốn các bạn có thể đóng góp câu hỏi cũng như câu trả lời, các thành viên biết sẽ giải đáp Bài 30:Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ1.Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. - Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời. - Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển. - Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ. - Chính phủ Anh Ban hành các đạo luật hà khắc -> Cản trở sự phát triển của xã hội Bắc Mĩ => Toàn thể ND Bắc Mĩ >< TD Anh => bùng nổ chiến tranh. 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. - Duyên cớ: + Sự kiện Bô-xtơn + 9/1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất, yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp. - Diễn biến: + Giai đoạn 1: 1775 - 1777: * Tháng 4/ 1775: Chiến tranh bùng nổ. * Tháng 5/1775 đại hội lục địa lần thứ hai: Quyết định xây dựng quân đội lục địa, tuyên bố tách khỏi nước Anh. * 4/7/1776Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. - Giai đoạn 2: 1777 - 1783: * 17/10/1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến. * Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng. * Năm 1782 chiến tranh kết thúc. 3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập. * Kết quả: - Hoà ước Véc - xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. - Hiến pháp 1787 * Ý nghĩa: + Giải phóng Bắc Mĩ khỏi ách thống trị của TD Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ. + Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh. Bài 31 Cách mạng tư sản phápI/Nước pháp trước Cách mạng 1.Tình hình kinh tế xã hội a.kinh tế -Nông nghiệp:duy trì quan hệ sản xuất -Công cụ sản xuất:thô sơ lạc hậu -Tư liệu sản xuất:ruộng đất trong tay quí tộc,tăng lữ ->đời sống nhân dân pháp khổ cực -Công thương nghiệp đang trên đà phát triển -Các trung tâm Cn xã hội ở vùng ven ĐTH và ĐTD -Mối quan hệ buôn bán giữa các nước và giữa các vùng phát triển mạnh nhưng sự phát triển của thủ công nghiệp đã gặp sự cản trở do chính sách thuế,thị trường chưa thống nhất 2.Chính trị xã hội -Chính trị:vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua lu-I XVI nắm quyền -Xã hội:3 đẳng cấp +Tăng lữ và quí tộc:được hưởng quyền lợi +Đẳng cấp thứ 3:tư sản,nông dân,bình dân thành thị phải chịu nghĩa vụ và đóng thuế,ko có quyền lợi chính trị bị lệ thuộc vào đẳng cấp có đặc quyền ->mâu thuẫn -Vào thế kỉ XVIII nhà văn nhà tư tưởng tiến bộ mông-te-xlư-ơ,Vôn-te,Ru-xô->trào lưu triết học ánh sáng -Tác dụng:họ là những ngươi đi trước dọn đường cho 1 cuộc cách mạng sắp bùng nổ II Tiến trình của cách mạng 1.Cách mạng bùng nổ.Nền quân chủ lập hiến a.Nguyên nhân trực tiếp b.Nền quân chủ lập hiến thiết lập -14/7/1789,quần chúng pari người dân pari đã tấn công chiếm ngục ba-xti -Biểu tượng của chế độ phong kiến bị sụp đổ -Cuộc cách mạng ở đô thị và cuộc nổi dậy ở nông thôn đã làm cho chính quyền rơi vào tay đại tư sản tài chính nhưng vua vẫn được duy trì -8/1789,quốc hội lập hiến đã thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền -Nội dung +Thừa nhận các quyền tự do bình đẳng của con người đè cao nhân quyền +Quyền sở hữu là quyềnthiêng liêng bất khả xâm phạm -Ý nghĩa +Phản ánh tâm tư,nguyện vọng người dân pháp +Sau đó quốc hội đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển +9/1791:hiến pháp được thông qua 2.Tư sản chính trị cầm quyền.Nền cộng hòa dc thành lập a.Hoàn cảnh b.nền cộng hòa thứ I đc thiết lập -10/8/1792,nhân dân pari đã tấn công hoàng cung bắt giam vua và hoàng hậu,chính quyền chuyển sang tay công thương(girongdanh) -21/9/1792,quốc hội công khai tuyên bố thiếp lập nền cộng hòa I c.Tình hình nước pháp sau nền Cộng hòa I Đầu năm 1973,nước pháp đứng trước tình hình khó khăn 3.Nền chuyên chính giacôbanh-đỉnh cao của cách mạng a.những chính sách và biện pháp của phái giacôbanh -Chính trị: Giải quyết vấn đề ruộng đất à động viên họ tham gia các mạng chống thù trong giặc ngoài. -Quân sự: 6-1793 hiến pháp đc thông qua tuyên bố chế độ cộng hòa và các quyền dân chủ. 23-8-1793 thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc để huy động sức mạnh của nhân dân. b.tác dụng của chính sách biện pháp -Nhờ những chính sách va biện pháo đã đưa nước Pháp ra khỏi tình trạng khó khăn,huy động sức mạnh toàn dân chiến thắng đc thù trong giặc ngoài.Cách mạng pháp đã đạt đến đỉnh cao 4.thời kì thoái trào : 27-7-1794 chính quyền thuộc về tư sản mới( phản cách mạng), nhiều thành quả cm bị thủ tiêu. III/Ýnghĩa cách mạng: +lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nong dân, những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành, tư sản lãnh đạo cách mạng quần chúng nhân dân có vai trò quyết định đối với phát triển và thành công của cm. +CĐ PK ở châu âu bị lung lay, mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản.[/b] Bài 32 - Lịch sử 10: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu1. Cách mạng công nghiệp ở Anh- Cách mạng công nghiệp ở Anh vì:: + Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. + Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắn. + Có hệ thống thuộc địa lớn tạo điều kiện cho Gcấp tư sản tích luỹ vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước. - Những phát minh về máy móc: + 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni. + Năm 1769 Các-Crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn. + Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần. + Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. + Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép đầu tiên được xây dựng. + GTVT: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. Tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. - Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức a. Pháp: - Phát minh: - Tác động về kinh tế, xã hội: + Kinh tế Pháp vươn lên lạnh mẽ thứ 2 thế giới. + Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt. b. Đức: - Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh đạt kỷ lục. - Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều. Máy cày, bừa, máy gặt, sử dựng phân bón. - Đặc điểm: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục. 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp- Về kinh tế: + Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. + Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. - Về xã hội: + Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. + Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị. Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản. Bài 33:Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mỹ giữa thế kỷ XIX 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức. - Tình hình nước Đức: + Giữa thế kỷ XIX kinh tế từ bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp. + Nước Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.kinh tế tư bản chủ nghĩa - Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác: +Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvích thuộc Băc Hải và Ban Tích. + Năm 1866 Bi- xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc - Đức. - Năm 1870 -1871 B-xmác gây chiến tranh với áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức. - Năm 1870 - 1871 Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất Đức. * Tính chất: Thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức. 2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia. - Tình hình Italia trước khi thống nhất: + Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc áo. + Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển. - Nhiệm vụ: + Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào áo, xoá bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến. + Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. - Diễn biến: Nổi bật là vai trò của vương quốc Pi-ê-môn-tê. + Tháng 4/1859 chiến tranh với áo; Tháng 3/1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. - Tháng 4/1860 khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-lia cùng với đội quân "áo đỏ" của Gia-ri-ban-đi thống nhất nược miền Nam. + Năm 1866 liên minh với Phỏ chống Áo, giải phóng Vênêxia. + Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rôma. - Ý nghĩa: + Mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc áo và các thế lực phong kiến. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 3. Nội chiến ở Mĩ. - Tình hình nứoc Mĩ trước khi nội chiến: + Giữa thế kỷ XIX, kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường, Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ. + Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản rtở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. + Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở Miền Nam ngày càng gay gắt. - Nguyên nhân trực tiếp: + Lin - côn đại diện đảng cộng hoà trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi của chủ nô ở miền Nam. + 11 bang miền Nam tách khỏi liên bang. - Diễn biến: + Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ, ưu thế thuộc về hiến bang. nô lệ nông dân tham gia quân đội.+ Ngày 01/1/1862 Lin - côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ + Ngày 09/4/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân liên bang. - Ý nghĩa: +Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ. + Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. + Nền kinh tế Mỹu phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Bài 34:Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
1. Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. * Vật lý, hoá học: + Phát minh về điện của các nhà bác học G. Ôm (Đức), G.Jun (Anh), E.Len-xơ (Nga) mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới. + Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren, Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân. + Rơ-dơ-pho có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất. + Phát minh của Rơn-ghen về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học. + Định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Me-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân loại các nguyên tó hoá học * Sinh học: + Học thuyết Đác-uyn đề cập đến sự tiến hoá và di truyền. + Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster giúp pháp hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại. + Pap-lốp nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người. * Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất: + Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng… + Dầu hoả được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hoá học ra đời. + Việc phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong. Tháng 12/1903 anh em người Mĩ đã chế tạo chiếc máy bay đầu tiên. *Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này. 2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền: - Nguyên nhân: + Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản. + Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tơ-rớt. - Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. + Trong CN diễn ra quá trình tập trung vốn thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ… lũng đoạn đời sống kinh tế các nước tư bản. + Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. hình thành tư bản tài chính. + xuất khẩu tư bản - Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng: + Mĩ là sự hình thành các Tờ - rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ. + Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân. + Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi. - Xuất hiện nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc, giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động các nước tư bản. | | | | | |
|
dantedevil95
| | | |
Tổng số bài gửi : 15 Birthday : 10/01/1995 Cầm Tinh : Age : 29 Ngày nhập học : 06/03/2011
Job/hobbies : student Tài Sản Cá Nhân :
| | | | |
| Tiêu đề: Re: Topic Để Cương Sử Học Kỳ II Mon Apr 18, 2011 1:54 pm | |
| |
|