Bài 5 : CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
II.CẤU HÌNH ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ 1. Cấu hình electron nguyên tử : - Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
*
Quy ước cách viết cấu hình electron : - STT lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3. . .)
- Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f.
- Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp.(s2 , p6 )
* Cách viết cấu hình electron: - Xác định số electron của nguyên tử.
- Phân bố electron vào các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng( bắt đầu là 1s), chú ý số e tối đa trên s, p, d, f.
- Sắp xếp lại theo sự phân bố thứ tự các lớp.
[You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.] Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I) Nguyên Tắc Sắp Xếp Các Nguyên Tố Trong Bảng Tuần Hoàn: 1.Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
2.Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3.Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
II) Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học : 1) Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố.
STT của ô = Số hiệu nguyên tử nguyên tố đó.
ví dụ: Al ở ô số 13 suy ra số hiệu nguyên tử là 13, có 13p, 13e.
2/ Chu kì : - Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- STT chu kì = số lớp electron.
- Chu kì nào cũng bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng khí hiếm.
*Chu kì 1 có 2 nguyên tố là H và He.
*Chu kì 2 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Li và kết thúc là khí hiếm Ne.
*Chu kì 3 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Na và kết thúc là khí hiếm Ar.
*Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ.
*Chu kì 4 và 5 có 18 nguyên tố.
*Chu kì 6 có 32 nguyên tố trông đó có 14 nguyên tố ngoài bảng.
*Chu kì 7 chưa hoàn thành. Có 14 nguyên tố ngoài bảng.
4M:1s2 2s2: chu kì 2.
8M: 1s2 2s2 2p4: chu kì 2.
14M: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2: chu kì 3.
3. Nhóm Nguyên Tố: a/ Định nghĩa: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
b/ Phân loại: Có hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B .
* Nhóm A: - Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA .
- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm .
- Nhóm A: nsanpb
1≤a ≤ 2 ; 0 ≤ b≤ 6
- Số thứ tự của nhóm A: = a + b
· Nếu: a + b ≤ 3
==> Kim loại
· Nếu 5 ≤ a + b ≤ 7
==> Phi kim
· Nếu a + b = 8 ==> Khí hiếm
- Ví dụ: Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 ==> IA
O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 ==> VIA
* Nhóm B: - Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB , rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố
của các chu kỳ lớn .
- Nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.
Cấu hình electron hoá trị của nguyên tố d: ( n – 1 )dansb
Điều kiện: b = 2 ; 1 ≤ a ≤ 10
Nếu: a + b < 8
==> STT nhóm = a + b
Nếu a + b = 8, 9, 10 ==> STT nhóm = 8
Nếu a + b > 10 ==> STT nhóm = (a + b) – 10
Bài 8 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I.SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn. vậy :sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố. II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A. 1. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số lớp ngoài cùng ( số electron hoá trị ) nên có tính chất hoá học giống nhau. Số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng = số electron hoá trị. 2. Một số nhóm A tiêu biểu: a. Nhóm VIIIA ( nhóm khí hiếm). các ntố :Heli Neon Argon Kripton xenon rađon. Kí hiệu : He Ne Ar Kr Xe Ra *Nhận xét : nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm ( trừ He) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng ( ns2np6). Đó là cấu hình electron bền vững nên : - Hầu hết các nguyên tử khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học . -ở điều kiên thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử . b. Nhóm IA ( nhóm kim loại kiềm ): các ntố : Liti Natri Kali Rubiđi Xesi Franxi kí hiệu : Li Na K Rb Se Fr *Nhận xét : -nguyên tử của các kim loại kiềm chỉ có một e ở lớp ngoài cùng : ns1. - Trong các phản ứng hoá học nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một electron và thể hiện hoá trị 1. M ==> M+ + 1e. - Các KLK là những kim lạo điển hình. + Tính chất hoá học : - Tác dụng với O2 ==> oxit bazơ tan trong nước. Vd : 4Na + O2 = 2Na2O -Tác dụng với H2O ==> bazơ kiềm + H2 M + H2O = MOH - Tác dụng với các phi kim khác tạo muối. c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen): các ntố : Flo Clo Brom Iot Atatin kí hiệu : F Cl Br I At phân tử : F2 Cl2 Br2 I2 *Nhận xét : - Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có 7 e ở lớp ngoài cùng : ns2np5. - Trong các phản ứng các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron và có hoá trị 1. X + 1 e ==> X- - là các phi kim điển hình, phân tử gồm hai nguyên tử . + Tính chất hoá học : - Tác dụng với H2: X2 + H2 = 2 HX (k), khí HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit. - Tác dụng với kim loại ==> muối. Vd: 2 Na + Cl2 = 2 NaCl. - Hiđroxit của chúng là các axit. Vd : HClO, HClO3. . . *Các nguyên tố nhóm IIA: nhường 2e để đạt cấu hình bền của khí hiếm. R --> R2+ + 2e