Bài 9 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC .ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ: + Tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương. M ==> Mn+ + ne (n =1,2,3) +Tính phi kim : là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion âm. X + ne ==> Xn- ( n =1,2,3) 1.Sự biến đổi tính chất trong một chu kì : Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Vd: Tính kim loại : Na > Mg > Al. Tính phi kim : Si < P < S < Cl 2.Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A : Trong một nhóm A :Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần. Vd: Tính kim loại: Cs > Rb > K > Na > Li. + Giải thích :Trong một nhóm A, khi Z+ tăng, số lớp e tăng, bán kính nguyên tử tăng, khã năng nhường e dễ, tính kim loại tăng và tính phi kim giảm. 3. Độ âm điện a.Khái niệm : Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khã năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học. b.Bảng độ âm điện : - Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần. - Trong nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của Z+ giá trị độ âm điện nói chung giảm dần. *Kết luận : Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C < Si < Ge < Sn. II. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ: -Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của một nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng dần từ 1 tới 7 còn hóa trị của các phi kum trong hợp chất với H2 giảm từ 4 tới 1. III. Oxit và hiđroxit các nguyên tố nhóm A: -Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, trong cùng một chu kì tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần đồng thời tính axit tăng dần. IV. Định luật tuần hoàn: *Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Bài 10 : Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
[You must be registered and logged in to see this link.] II- QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta suy ra:
-Nguyên tố nhóm IA,IIA,IIA có tính kim loại(trừ B,H).
-Nguyên tố nhóm VA,VIA,VIIA có tính phi kim(trừ Sb, Bi,Po) .
-Hóa trị nhất của nguyên tố trong hợp chất với Oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với Hiđro.
-Công thức Oxit cao nhất.
-Công thức Hiđroxit tương ứng(nếu có) và tính axit, bazơ của chúng
III-SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN Trong chu kì theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì:
-Tính phi kim mạnh dần, tính kim loại yếu dần.
-Oxit và hiđroxit có tính bazơ yếu dần, tinh axít mạnh dần.
Trong nhóm A theo chiều tăng của điện etích hạt nhân thì
-Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Kết luận: -Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử.
-Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.
-So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
Bài 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I- SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION. 1/ Ion, Cation, Anion: a/ Sự tạo thành ion -Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
b/ Sự tạo thành Cation. Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation).
Ví dụ: Na – 1e = Na+
Hay : Na = Na+ + 1e
c/ Sự tạo thành Anion. Khi nguyên tử phi kim nhận thêm e thì biến thành ion âm (hay Anion).
Ví dụ: Cl + 1e = Cl-
Hay : Cl = Cl‑ - 1e
2/ Ion Đơn Nguyên Tử Và Ion Đa Nguyên Tử. a/ Ion đơn nguyên tử: Là các ion tạo nên từ một nguyên tử.
Ví dụ: Cation: Na+, Ca2+…
Anion: Cl- ,S2- …
b/ Ion đa nguyên tử: Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Ví dụ: Cation: NH4+
Anion: SO42-, OH-…
[You must be registered and logged in to see this link.] III-TINH THỂ ION 1/ Tinh Thể NaCl -Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể. Trong mạng tinh thể NaCl các ion Na+,Cl- được phân bố luân phiên đều đặn và có trật tự trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu liên kết với nó.
2/ TÍNH CHẤT CHUNG CỦA HỢP CHẤT ION -Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
-Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy, khi hòa tan trong nước chúng tạo thành dung dịch dẫn được điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn được điện.