Bài 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
I-SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 1/ Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất. a) Sự hình thành phân tử H2-Công thức electron:
H : H -Công thức cấu tạo:
H - H *Mỗi nguyên tử H góp 1e tạo thành một cặp e chung ,
biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử Hiđro
b) Sự hình thành phân tử N2 -Công thức electron: N.N
-Công thức cấu tạo:
N ≡ N*Mỗi nguyên tử Nitơ thiếu 3e so với cấu hình electron của khí hiếm Ne, nên mỗi nguyên tử N bỏ ra 3 e để dùng chung hình thành 3 cặp e dùng chung, tạo thành 3 liên kết cộng hóa trị. Gọi là liên kết ba.
Khái Niệm Về Liên Kết Cộng Hóa Trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Mỗi cặp electron dùng chung tạo nên một liên kết cộng hóa trị-Liên kết đơn.
2/ Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất. [You must be registered and logged in to see this link.] 3-Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị. Có thể là chất lỏng : nứơc, rượu…
Có thể là chất khí: CO2, H2…
Có thể là chất rắn: đường…
Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước.
Các chất không cực nói chung không dẫn điện ở mọi trạng thái
II- ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC 1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion. Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa hai nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị không cực.
Nếu cặp electron chung lệch về một phía của một nguyên tử thì ta có liên kết cộng hóa trị có cực.
Nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử thì ta có liên kết ion.
Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ – TINH THỂ PHÂN TỬ
I-TINH THỂ NGUYÊN TỬ. 1/ Cấu Tạo. -Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn và có trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể nguyên tử. Các nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Ví dụ: Tinh thể kim cương. Mỗi nguyên tử Cacbon liên kết với 4 nguyên tử Caccbon khác bằng 4 liên kết cộng hóa trị.
2/Tính Chất Chung Của Tinh Thể Nguyên Tử. -Lực liên kết cộng hóa trị trong cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử lớn nên tinh thể nguyên tử thường bền vững, rất cứng, khó nóng chảy, khó sôi…
II- TINH THỂ PHÂN TỬ 1/ CẤU TẠO. -Tinh thể phân tử được cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể phân tử. Ở các điểm nút mạng tinh thể là những phân tử liên kết nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử (lực Vandecvan).
Ví dụ: Tinh thể phân tử I2.
2/Tính Chất Chung Của Tinh Thể Phân Tử. -Tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi: Naptalen…
-Tinh thể phân tử không phân cực dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực :Benzen
Bài 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I. HÓA TRỊ 1. Hóa trị trong hợp chất ion. Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: NaCl (Na+, Cl-)
-Na có diện hóa trị là 1+
-Cl có điện hóa trị là 1-
Lưu ý: -Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm nhóm IA, IIA, và IIIA trong hợp chất ion tương ứng là 1+, 2+, 3+.
-Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm nhóm VIA, và VIIA trong hợp chất ion tương ứng là 2-, 1-.
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị. Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguiyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: CH4
-Nguyên tố cacbon có cộng hóa trị là 4.
-Nguyên tố Hiđro có cộng hóa trị là 1.
II. SỐ OXIHÓA 1. Khái niệm: Số oxihóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
2. Quy tắc xác định số oxi hóa. Quy tắc 1: Số oxihóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
Ví dụ: Cu-0, O2-0 , H2-0…
Quy tắc 2:Trong một phân tử, tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng không.
Quy tắc 3: Số oxihóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử , tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
Quy tắc 4:Trong hầu hết các hợp chất, số oxihóa của Hiđro bằng +1(trừ muối Hiđrua NaH-1…), số oxihóa của Oxi bằng -2(trừ các Peoxit H2O2-1…).