ÔN TẬP ĐỊA LÝ LỚP 10
Câu 1:Ở các nước đang phát triển,dân số tăng nhanh ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội :++
Kinh tế: Kìm hãm sự phát triển kinh tế, khiến cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa chậm pháttriển, thiếu hụt lương thực, thực phẩm++
Xã hội : Thiếu côngviệc làm, nhà ở, chất lượng cuộc sống không cao, giáo dục, y tế kém…++Môi trường: Ô nhiễmkhông khí, nguồn nước, tiếng ồn; đẩy mạnh quá trình hiệu ứng nhà kính…Câu 2:+Gia tăng tự nhiên
CT:(SGK)
+Là sự biến động dân số trên thế giới( tăng lên
hay giảm đi) là do hai nhân tốchủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong
CT:(SGK)
Bao gồm tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân
trung bình trong cùng thời điểm
S=
(Các yếu tố: yếu tố tự nhiên –sinh học, phong tục tập quán và tâm lý xã
hội, trình độ phát triển KT- XH và chính sách phát triển dân số )
Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình
cùng thời điểm.
T=
(các nhân tố:Kinh tế- xã hội, thiên tai)
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh
lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
Tg= S-T
( Tg <0 thì già hóa dân số ,Tg = 0 thì dân số ổn định,Tg >0 thì dân số tăng trưởng)
(Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực phát triển dân sốvì nó có
ảnh hưởng quyết định đến sự biến động dân số của một quốc gia và toàn thế giới)
Gia tăng cơ học: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư
Tỉ suất gia tăng dân số cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư
Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.
Câu _
+Cơ cấu dân số già:
Thuận lợi: Số trẻ em ít nên thuận lợi cho việc
chăm sóc vè giáo dục, y tế . Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.
Khó khăn: Thiếu lao động, chi phí hỗ trợ và chăm
sóc cho người già lớn, gây nên nguy cơ giảm dân số
Cơ cấu dân số trẻ:
Thuận lợi: Nguồn dự trữ lao động dồi dào, đảm
bảo lực lượng để kinh tế phát triển.
Khó khăn: Phải đáp ứng nhu cầu về giáo dục, chăm
sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh
sản vị thành niên,phải đầu tư phát triển kinh tế để tạo việc làm cho số người
đang bước vào độ tuổi lao động để hạn
chế tình trạng thất nghiệp…
Câu 3:
Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và
khác nhau ở từng nước, từng khu vực.Nó có ảnh hưởng đến
sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, góp phần thay đổi cơ cấu
ngành kinh tế.
Khi phân tích cơ cấu theo giới, người ta không chỉ chú
ý đến
khía cạnh sinh học, mà còn
quan tâm tới
khía cạnh xã hội như
vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiện củanam và nữ.Đối với cơ cấu dân số theo tuổi, nó có ý nghĩa quan
trọng vì nó
thể hiện tổng hợp tình hìnhsinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của từng
quốc gia.
Để thể hiện cơ cấu dân số, người ta thể hiện trên tháp
dân số.Đó là biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi và giới. Nó cho ta biết
những đặc trưng cơ bảnvề dân số như cơ cấu tuổi, giới tính, tỉ suất sinh , tử,
sự gia tăng dân số và tuổi thọ trung bình…
Câu 4:Đặc điểm phân bố dân cư của thế giới hiện nay:
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian:
+Mật độ dân số thế giới hiện nay là 48 người/ km2
+Bên cạnh đó, sự phân bố dân cư giữa các quốc
gia, các khu vực còn có sự chênh lệch khá cao. Điển hình như các nước phát
triển thì mật độ dân số khá thấp, các nước đang phát triển và các nước kém phát
triển có mật độ dân số khá cao dẫn đến sự thiếu hụt về nhà ở, lương thực và
chất lượng cuộc sống giảm.
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
Thể hiện ở sự thay đổi về tỉ trọng dân cư ở các
châu lục trong các giai đoạn phát triển
+Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:
+Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu,nước, địa hình,
đất, khoáng sản…
+Các nhân tố kinh tế, xã hội:
Phương thức sản xuất,trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất,tính chất nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh
thổ,chuyển cư.
Câu 5:+Đặc điểm:
+Quần cư nông thôn: Xuất hiện sớm, mang tính chất
phân tán trong không gian, gắn với chúc năng sản xuất nông nghiệp
+Quần cư đô thị: Gắn với chúc năng sản xuất phi
nông nghiệp(công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông mức tập trung dân số cao.
+Chức năng:
+Quần cư nông thôn: Đang có nhiều thay đổi về
chức năng, cấu trúc và hướng phát triển.Nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của
các điểm quần cư nông thôn, nhưng ngoài ra còn có các chức ngăn khác như công
nghiệp( chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp,
du lịch, thể thao…
+Quần cư đô thị: Chủ yếu là phi nông nghiệp,
ngoài ra còn có xây dựng , thủ công nghiệp…
Câu 6:Tích cực:
+Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu lao động.
+Thay đổi sự phân bố dân cư, lao động
+Chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí ngày
càng cao do cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện
+Tiêu cực:
+Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa,
không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa. Dẫn tới việc thiếu hụt
lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt hàng ngày thiếu thốn, môi
trường ô nhiễm…
+Tệ nạn xã hội tăng
Câu 7:Phân biệt các loại nguồn lực:
+Nguồn gốc:Gồm có vị trí địa lý, yếu tố tự nhiên
và kinh tế xã hội
+Vị trí địa lý: Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ,
chính trị, giao thông…
+Tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi,
tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa ác quốc gia với
nhau.
+Nguồn lực tự nhiên: Đất, khí hậu, nước, biển,
sinh vật, khoáng sản…
+Là cơ sở tự nhiên cho
quá trình sản xuất. Là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc
sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên
thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho quá trình phát triển.
+Kinh tế- xã hội:
Dân số và nguồn lao động,
vốn,
thị trường,
khoa học kĩ thuật- công nghệ,
chính sách và xu thế phát triển, chính sách toàn câu hóa, khu vực hóa và hợp
tác…
+Lựa chọn chiến lược
phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
+Phạm vi lãnh thổ: nguồn lực trong nước( nội lực)
và nguồn lực nước ngoài( ngoại lực)
Câu 8:Các đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp:
+Đất trồnglà tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.+Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp
với công nghiệp.
+Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm
canh và cả việc tổ chức lãnhthổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.
+Điều này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải
duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất,phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
+Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cây trồng
và vật nuôi
+Là các sinh vật và cơ thể sống.
+Chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật
sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên.
+Việc hiểu biết và tôn
trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong
quá trình sản xuất nông nghiệp.
+Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
+Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông
nghiệp
+Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời
gian lao động cần thiết
=>Là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ
Xây dựng cơ cấu nông
nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản xuất , phát triển ngành dịch vụ
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên
Cây trồng và vật nuôi chỉ can tồn tại và phát
triển khi có đủ 5 yếu tố: nhiệt độ, nước, ánh sang, không khí và dinh dưỡng.
các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng
tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế.
Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở
thành ngành sản xuất hàng hóa.
Biểu hiện cụ thể là việc hình thành và phát
triểncác vùng chuyên môn hóa ngông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng
cao giá trị thương phẩm.
Câu 9:Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương
thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dung và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà
còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ.
Trên 40 % số lao động trên thế giới đang tham
gia hoạt động nông nghiệp
Giải quyết việc làm…
Ở nhiều nước đang phát
triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chiến lược hàng đầu.
Câu 10:
Cây lương thực | Đặc điểm sinh thái | Phân bố |
Lúa gạo | - Ưa khí hậu nóng, ẩm,chân ruộng ngập nước - Đất phù sa và cần nhiều phân bón | - Miền nhiệt đới và đặc biệt là châu Á gió mùa - Các nước trồng nhiều: Trung quốc, Ấn độ, Việt nam. Inđonexia, Thái lan… |
Lúa mì | - Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởngcấn nhiệt độ thấp - Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón | - Miền ôn đới và cận nhiệt - Các nước trồng nhiều:Trung quốc, Ấn độ, Hoa kỳ, Pháp, LIên bang nga, Canađa, Úc… |
Ngô | - Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước - Dễ thích nghi với sự dao động của khí hầu. | - Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng - Các nước trông nhiều: Hoa kì, Trung quốc, Braxin, Mehico, Pháp |
Liên hệ Việt nam: ( Tự làm) ^-^
Câu 11:
Giảm chi phí vận chuyển
Thị trường lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn
Rút ngắn thời gian vận chuyển
èNguyên liệu có chất lượng cao
Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên
đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường
Giá trị sản phẩm của cây nông nghiệp tăng lên
nhiều lần sau khi chế biến…
Câu 12: (SGK)
Nguồn:Vy rùa C5